Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 9: Sự phát triển của ngôn ngữ - từ ngữ mới và nghĩa mới

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Sự phát triển của ngôn ngữ - từ ngữ mới và nghĩa mới sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 9: BI KỊCH VÀ TRUYỆN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ: TỪ NGỮ MỚI VÀ NGHĨA MỚI

I. Tìm hiểu tri thức Ngữ văn

1. Sự phát triển của ngôn ngữ

Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ luôn vận động, phát triển gắn liền với sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội. Sự phát triển của ngôn ngữ diễn ra liên tục nhưng không đột biến và không đồng đều ở các bộ phận: Từ vựng phát triển nhanh và mạnh nhất (thể hiện ở sự xuất hiện không ngừng của các từ ngữ mới và nghĩa mới); ngữ âm và ngữ pháp phát triển tương đối chậm.

2. Từ ngữ mới

- Là những từ ngữ biểu thị các sự vật, hiện tượng mới nảy sinh hoặc mới được phát hiện.

- Trong tiếng Việt, từ ngữ mới được tạo ra theo hai phương thức chính:

+ Láy (ví dụ: mong mỏng).

+ Ghép (ví dụ: bàn + phím => bàn phím). 

- Bên cạnh đó, tiếng Việt còn có một bộ phận từ ngữ mới là những từ ngữ vay mượn của nước ngoài hoặc lai tạo dựa trên một số yếu tố vay mượn nước ngoài. Thuật ngữ mượn tiếng nước ngoài thường được giữ nguyên dạng gốc, ví dụ: acid, hydro,... 

- Các từ ngữ thông dụng thường được biến đổi về ngữ âm cho phù hợp với ngữ âm tiếng Việt, ví dụ: bifteck → bít tết, cocktail → cốc tai;... 

- Đáng chú ý là các từ ngữ được lai tạo bằng cách kết hợp các yếu tố cấu tạo từ của tiếng nước ngoài thành những từ mới không có trong tiếng nước đó (ví dụ: biên bản, nội thành, tiền chiến); kết hợp các yếu tố Việt với yếu tố vay mượn (ví dụ: lính thuỷ, xe tăng, tuổi teen).

3. Nghĩa mới

- Nghĩa mới của từ ngữ là nghĩa xuất hiện bên cạnh nghĩa gốc để biểu thị những sự vật, hiện tượng mới nảy sinh (hoặc sự vật, hiện tượng đã có với tên gọi khác). 

- Nghĩa mới của từ ngữ thường được hình thành theo các phương thức ẩn dụ, hoán dụ.

II. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK trang 91)

a-4; b-5; c-1; d-2; e-3.

Bài tập 2 (SGK trang 91-92)

Câu

Nghĩa của các từ in đậm

Phương thức hình thành

a

“ngọt” chỉ tính chất của lời nói (âm thanh) êm tai, dễ nghe, dễ làm xiêu lòng người.

Phương thức ẩn dụ

b

“chân” chỉ bộ phận dưới cùng của một đồ dùng, có tác dụng đỡ các bộ phận khác.

Phương thức ẩn dụ

c

“thu” chỉ năm (đơn vị thời gian)

Phương thức hoán dụ

Bài tập 3 (SGK trang 92)

Từ 

Nghĩa 

Đồng

đồng âm, đồng bào, đồng ca

Cùng, như nhau

đồng dao, mục đồng, thần đồng.

Trẻ em, người chưa thành niên

Giai

giai nhân, giai phẩm, giai thoại

Tốt, đẹp

giai cấp, giai đoạn, giai tầng

Bậc

giai lão, bách niên giai lão

Đều, cùng

Minh

minh châu, minh quân, minh tinh

Sáng

chứng minh, thuyết minh, minh oan

Rõ ràng

đồng minh, liên minh

Liên kết

Tân

lễ tân, tân khách, tiếp tân

Khách

tân binh, tân dược, tân thời

Mới

Vị 

định vị, hoán vị, kế vị

Chỗ

vị quốc, vị tha

vị lai, vị tất, vị thành niên

Chưa

Bài tập 4 (SGK trang 92)

Từ ghép Hán Việt ở những câu đã cho: “tái sinh”, “việt vị”.

+ “tái sinh”: sinh lại một lần nữa (theo thuyết luân hồi), sống lại hay làm sống lại (“tái”: hai lần hoặc lần thứ hai, lại một lần nữa; “sinh”: sống, tạo ra, làm nảy nở).

+ “việt vị”: lỗi vị trí của cầu thủ bóng đá (“việt”: vượt, “vị”: vị trí).

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 9: Sự phát triển của ngôn ngữ - từ ngữ mới và nghĩa mới

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay