Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Nhớ rừng

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10: Nhớ rừng sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 10: TIẾNG VỌNG NHỮNG NGÀY QUA 

VĂN BẢN 1: NHỚ RỪNG

I. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Tiếng vọng những ngày qua: qua những văn bản được học trong chủ đề, em sẽ hiểu thêm về vai trò của kí ức, trải nghiệm, tưởng tượng, sáng tạo trong nghệ thật; sự thống nhất giữa nội dung – hình thức trong tác phẩm thơ; rèn luyện kĩ năng đọc thơ trữ tình.

- Tên và thể loại của các VB đọc:

Tên văn bản

Thể loại

Nhớ rừng

Thơ 8 chữ

Mùa xuân chín

Thơ 7 chữ

Kí ức tuổi thơ

 

Sông Đáy

Thơ tự do

II. Tri thức ngữ văn

1. Nội dung và hình thức trong một văn bản văn học.

Yếu tố

Đặc điểm

Nội dung

Gồm: đề tài, chủ đề, xung đột, bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, tính cách, tư tưởng, cảm hứng, thông điệp,...

Hình thức

Gồm: quy cách của thể loại, bố cục, ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật,...

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức: 

+ Nội dung và hình thức là hai phương diện không tách rời nhau của VB văn học. Sự thống nhất giữa hai phương diện này tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm văn học. 

+ Các yếu tố thuộc nội dung trong VB văn học đều phải được thể hiện qua các yếu tố hình thức của tác phẩm và ngược lại, mọi yếu tố hình thức đều phải phù hợp, góp phần thể hiện nội dung.

III. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: giọng đọc to, rõ ràng, giàu cảm xúc, ngắt nghỉ đúng chỗ.

Chiến lược đọc: 

Chiến lược đọc.

Nội dung

Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về cuộc sống “những ngày xưa” của con hổ trong đoạn thơ này?

Đó là cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu: say mồi dưới ánh trăng, ngủ ngon khi bình minh đang lên, chim rừng đang tưng bừng ca hát, đợi mảnh mặt trời tắt đi để một mình chiếm lấy cả không gian bí mật, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội.

Suy luận: Cách thể hiện nỗi “nhớ rừng của con hổ trong đoạn thơ này có

Nếu ở khổ 1, nỗi nhớ rừng được thể hiện qua tâm trạng u uất, căm phẫn  thì đến khổ 2 là niềm kiêu hãnh về quá khứ. Sang đến khổ 3, nỗi nhớ rừng được thể hiện trực tiếp, mãnh liệt hơn, tập trung vào những kỉ niệm đẹp thời quá khứ oai hùng.

Suy luận: Các dòng thơ: - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?, - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! gợi cảm xúc gì của con hổ?

Các dòng thơ đó gợi tâm trạng đau đớn, tiếc nuối khôn nguôi của hổ với một thời huy hoàng trong quá khứ.

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh: Nguyễn Thứ Lễ, là nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới (1932-1945).

- Có những đóng góp nổi bật cả trong sáng tác văn xuôi và kịch nói ở Việt Nam. 

- Các tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ: Vàng và máu (truyện, 1934), Mấy vần thơ (thơ, 1935), Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941),...

b. Tác phẩm

- Nhớ rừng là một trong những bài thơ đầu tay của Thế Lữ cũng là tác phẩm làm nên chỗ đứng của ông trên thi đàn. 

- Bài thơ được in trong tập Mấy vần thơ, tập thơ được xem là sự mở đầu cho phong trào Thơ mới, góp được xem là sự mở đầu cho phong phần khẳng định thành công rực rỡ của “một thời đại” trong thơ ca Việt Nam.

IV. Suy ngẫm và phản hồi

1. Hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật con hổ trong văn bản Nhớ rừng

1.1. Giải thích hoàn cảnh và lí do “nhớ rừng” của nhân vật con hổ:

- Hoàn cảnh: thực tế cuộc sống hiện tại của con hổ chẳng khác nào tù ngục (nhân vật con hổ bị bắt nhốt trong rừng bách thú, tách biệt với thế giới tự do ở chốn đại ngàn).

- Lí do: chán ghét cảnh sống tù túng, giả tạo; tiếc nuối một thời sống - tự do, "oanh liệt", từng là chúa tể rừng xanh.

1.2. Đọc đoạn thơ 1, 2 và hoàn thành những nhiệm vụ sau:

a. Nêu sự khác biệt về cuộc sống trong “những ngày xưa” ở chốn đại ngàn và cuộc sống hiện tại trong vườn bách thú của con hổ và nhận xét.

Cuộc sống hiện tại

Cuộc sống “những ngày xưa”

- Ở trong cũi sắt: sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,...

- Buộc phải: làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,...

- Bị hạ thấp vị trí, quyền uy: chịu ngang bây bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự, gậm một khối căm hờn, nằm dài, trông ngày tháng dần qua, trong tình thương nỗi nhớ,....

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài, giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi, cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội; ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, vờn bóng âm thầm, lá gai, có sắc; trong hang tối, mắt thần khi đã quắc;...

Nhận xét: Cuộc sống hiện tại của nhân vật con hổ là cuộc sống tù túng, vô vị, nhục nhằn, đầy nỗi căm hờn, buồn chán, tiếc nuối.

Nhận xét: Cuộc sống “những ngày xưa” của nhân vật con hổ là một cuộc sống tung hoành, oai phong, vẻ vang, lẫm liệt.

Sự khác biệt đó được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật như thế nào?

Nghệ thuật thể hiện sự khác biệt đến mức đối lập:

- Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm giúp tô đậm sự khác biệt giữa hai không gian sống.

- Nghệ thuật đối lập lập giúp giúp tô đậm sự khác biệt về vị thế, cảnh sống của nhân vật con hổ giữa hiện tại và quá khứ.

- Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, vần, nhịp, ngắt dòng: dòng thơ tám chữ duỗi dài theo nhịp 3/5 đều đặn, tạo âm điệu bị tráng bằng cách phát huy tác dụng của cách gieo vần chân và vẫn liền, đắp đổi theo từng cặp vần luân phiên bằng – trắc.

b. Qua nỗi “nhớ rừng”, nhân vật con hổ đã bày tỏ niềm yêu quý và khinh ghét những gì?

Niềm yêu quý

Niềm khinh ghét

- Vị thế: chúa tể, có một không hai. 

- Tự do: không gian lớn lao, khoáng đạt, đại ngàn chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

- Quá khứ: oanh liệt.

- Cảnh sa sút, mất vị thế chúa tể: chịu ngang bầy...; lệ thuộc lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ.

- Cảnh sống tù hãm, nhục nhằn.

- Hiện tại: tầm thường, giả dối.

1.3. Ẩn sau nỗi nhớ của nhân vật con hổ là nỗi nhớ của ai? Theo đó, “nhớ rừng” thực chất là nhớ về những điều gì?

- Ẩn sau nỗi nhớ của con hổ là nỗi nhớ của con người, của tác giả bài thơ và là

nỗi nhớ của tất cả những ai có cùng cảnh ngộ, tâm sự trong đời sống (như con hổ bị cách biệt rừng xanh, bị đẩy vào vườn bách thú mua vui cho thiên hạ).

- “Nhớ rừng” thực chất là nhớ quá khứ vàng son: thời oanh liệt; nhớ những gì tốt đẹp đã có bị mất đi,... cũng chính là nhớ mong cuộc sống tự do: được tự do sống, tự do thể hiện mình trong một môi trường không gian lớn lao, khoáng đạt của đại ngàn, giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

3. Ẩn sau nỗi nhớ của nhân vật con hổ là nỗi nhớ của ai? Theo đó, “nhớ rừng” thực chất là nhớ về những điều gì?

- Ẩn sau nỗi nhớ của con hổ là nỗi nhớ của con người, của tác giả bài thơ và là

nỗi nhớ của tất cả những ai có cùng cảnh ngộ, tâm sự trong đời sống (như con hổ bị cách biệt rừng xanh, bị đẩy vào vườn bách thú mua vui cho thiên hạ).

- “Nhớ rừng” thực chất là nhớ quá khứ vàng son: thời oanh liệt; nhớ những gì tốt đẹp đã có bị mất đi,... cũng chính là nhớ mong cuộc sống tự do: được tự do sống, tự do thể hiện mình trong một môi trường không gian lớn lao, khoáng đạt của đại ngàn, giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

4. Tổng kết

a. Nội dung

- Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

b. Nghệ thuật

- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.

- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.

- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình.

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 10: Nhớ rừng (Thế Lữ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay