Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 4: Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

VIẾT: VIẾT MỘT TRUYỆN KỂ SÁNG TẠO DỰA TRÊN MỘT TRUYỆN ĐÃ ĐỌC

I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

1. Khái niệm 

Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện kể đã đọc là dùng trí tưởng tượng và kĩ năng kể chuyện của người viết để viết một truyện kể bằng cách phỏng theo một truyện đã đọc với những sáng tạo, kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể.

2. Yêu cầu kiểu bài

- Có nhân vật, cốt truyện, bối cảnh phù hợp; nội dung có tính giáo dục.

- Thể hiện được sự sáng tạo của người viết về nội dung truyện đã đọc (khơi sâu, nắn lại chủ đề, bổ sung nhân vật, sự việc; thay đổi bối cảnh, quan hệ;...) hoặc về hình thức (thay đổi ngôi kể, nhân vật; cách tạo dựng đối thoại, độc thoại, biện pháp tu từ, kết hợp miêu tả, biểu cảm;...).

- Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Bố cục: 

  • Mở đầu truyện: giới thiệu nhân vật/ bối cảnh/ nội dung chính của truyện kể.

  • Diễn biến truyện: thuật lại diễn biến các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự hợp lí, thể hiện được khả năng tưởng tượng và cách kể chuyện sáng tạo; có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện.

  • Kết thúc truyện: phù hợp, gây ấn tượng hoặc gợi suy nghĩ đối với người đọc (tuỳ trường hợp có thể giải thích hoặc khái quát ý nghĩa bài học từ truyện kể).

II. PHÂN TÍCH KIỂU ĐOẠN VĂN

- Tính sáng tạo của VB truyện so với truyện gốc được thể hiện ở những điểm sau:

  • Có phần dẫn dắt của tác giả ở đầu VB.

  • Có sự thay đổi về ngôi kể chuyện từ góc nhìn thứ ba sang ngôi thứ nhất.

  • Kết hợp các yếu tố biểu cảm và miêu tả trong VB

- VB trên đã đáp ứng yêu cầu về phần mở đầu, diễn biến, kết thúc vì:

  • Mở đầu: Giới thiệu về lí do có câu chuyện Con trâu.

  • Diễn biến truyện: Các sự kiện chính xảy ra theo logic hợp lí, kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

  • Kết thúc: Nhân vật đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng nên bị trừng phạt.

- Những lưu ý gì khi viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện kể:

  • Có thể thêm, bớt hoặc điều chỉnh một vài chi tiết nhưng cần đảm bảo nội dung chính, cải biên quá nhiều sẽ làm mất đi ý nghĩa của truyện.

  • Sử dụng các yếu tố biểu cảm và miêu tả để tăng tính hấp dẫn, truyền cảm cho truyện.

III. THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN

1. Chuẩn bị trước khi viết

- Lưu ý các tiêu chí lựa chọn truyện kể:

+ Nội dung truyện phù hợp với thuần phong mĩ tục, có ý nghĩa giáo dục.

+ Nhân vật, cốt truyện không quá phức tạp, số trang viết vừa phải,...

+ Vừa sức và thuận lợi đối với việc phát huy sự sáng tạo của bản thân.

2. Tìm ý, lập dàn ý

- Mở đầu truyện:

  • Bối cảnh xảy ra câu chuyện.

  • Nhân vật chính

- Diễn biến truyện:

  • Sự việc thứ nhất

  • Sự việc thứ hai

  • Sự việc thứ…

- Kết thúc truyện:

  • Vấn đề được giải quyết

  • Trình bày suy ngẫm.

3. Viết bài

Lưu ý: Khi viết một truyện kể sáng tạo trên cơ sở phỏng theo một truyện đã đọc, em cần học tập cách hư cấu sáng tạo của các nhà văn.

4. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay