Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 6: NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
VĂN BẢN 2: BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THƯ KÍ LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
- Cách đọc: Khi đọc, HS cần phân biệt giọng đọc ở các đoạn có màu sắc biểu cảm khác nhau (khi đưa thông tin khách quan, khi bình luận sắc bén, khi thì thể hiện thái độ bất bình rõ ràng…).
- Thẻ chiến lược đọc:
Chiến lược đọc | Nội dung |
Suy luận: Mục đích của đoạn văn “Cảm ơn các bạn … làm điều cần thiết” là gì? | Nêu lí do vì sao nhân loại cần hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu. |
Theo dõi: Theo tác giả, biến đổi khí hậu đã gây nên những hậu quả gì? | + Băng ở vùng biển Bắc Cực đang biến mất nhanh hơn chúng ta có thể hình dung. + Sự nóng lên đột ngột ở Bắc Cực. + Nạn cháy rừng kéo dài hơn và lan đi xa hơn, một số đám cháy lớn đến mức thổi muội và khắp thế giới, nhuộm đen các khối băng trôi và các chỏm băng, khiến cho chúng ta chảy càng nhanh hơn. |
Suy luận: Các giải pháp được nêu ra trong đoạn văn “Việc chuyển đổi sang … các khí thải đó gây ra” chủ yếu hướng đến đối tượng nào? | Các giải pháp được nêu ra trong đoạn văn này chủ yếu hướng đến các quốc gia giàu có vì đó là những quốc gia chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu toàn cầu. |
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- An-tô-ni-ô Gu-tê-rét sinh năm 1949, là nhà chính trị và ngoại giao người Bồ Đào Nha, từng giữ chức Thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 1995 đến năm 2002.
- Năm 2017, ông được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc.
b. Xuất xứ văn bản
- Văn bản này là bài phát biểu của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (ở Niu Oóc, Hoa Kỳ) năm 2018.
- Bài phát biểu gióng lên hồi chuông báo động chính phủ các quốc gia vì họ đã làm ngơ quá lâu trước những lời kêu gọi khẩn thiết của các nhà khoa học về tình trạng khi thải nhà kính tăng vọt, đẩy hành tinh của chúng ta tới bờ vực thẳm.
II. Suy ngẫm và phản hồi
1. Luận đề, luận điểm và các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong văn bản
a. Luận đề và các luận điểm:
- Phiếu học tập số 1.
b. Phân tích một luận điểm
Ví dụ: Phân tích luận điểm 2: Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Lí lẽ: Các nhà khoa học đã cảnh báo từ nhiều thập kỉ trước, nhưng những tiếng nói đó chưa được lắng nghe đầy đủ, và giờ đây chúng ta đã nhìn thấy hậu quả: sự biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, con người nhận ra việc nuôi sống mình càng khó khăn hơn.
- Bằng chứng:
+ Băng ở Bắc Cực đang tan nhanh hơn; nạn cháy rừng kéo dài, lan đi xa hơn.
+ Tốc độ diệt chủng sẽ tăng vọt khi môi trường sống bị thu hẹp.
+ Ngày càng nhiều người di cư khỏi vùng đất mà họ sinh sống.
+ Nhiều cuộc xung đột xảy ra vì các nguồn tài nguyên dần cạn kiệt.
=> Như vậy, bằng chứng là những ví dụ tiêu biểu lấy từ thực tế do biến đổi khí hậu gây ra ở khắp nơi, có thể kiểm chứng; lí lẽ là những suy nghĩ của tác giả về vấn đề, có các bằng chứng đi kèm để củng cố, do đó trở nên đáng tin cậy.
c. Cách trình bày bằng chứng trong phần 2 của văn bản
- Tác giả đã triển khai các bằng chứng một cách đa dạng trên nhiều phương diện:
+ Biến đổi khí hậu khiến môi trường tự nhiên cũng bị biến đổi và gây ra nhiều thiên tai khốc liệt.
+ Biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp đến sự tồn vong của con người (nạn diệt chủng, di cư, xung đột giữa các quốc gia vì tài nguyên cạn kiệt,...).
=> Cách triển khai này cho thấy: tác giả đã xem xét vấn đề một cách toàn diện, góp phần làm rõ cho luận điểm 2 và luận đề của VB
2. Nhận xét, đánh giá tính chất đúng sai của vấn đề đặt ra trong văn bản
a. Giải pháp
- Một số giải pháp để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu được tác giả nêu lên:
+ Giảm thiểu khí nhà kính phát thải.
+ Thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và thay thế chúng bằng năng lượng sạch từ nước, gió, mặt trời.
+ Ngăn chặn nạn phá rừng và phục hồi rừng bị tàn phá.
+ Các quốc gia giàu có phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về khủng hoảng khí hậu.
=> Để thực thi các giải pháp nêu trên, theo tác giả, trách nhiệm chính thuộc về lãnh đạo các quốc gia, các doanh nghiệp và các nhà khoa học trên thế giới. Các giải pháp được nêu ra phù hợp, khả thi với thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt hướng đến đối tượng là các quốc gia giàu có.
b. Vai trò lãnh đạo của người trẻ và phụ nữ
- Nhấn mạnh sự hiện diện của giới trẻ là bởi họ chính là những chủ nhân tương lai của xã hội, có tri thức, có nhận thức nhạy bén, đúng đắn về những vấn đề đang diễn ra, họ có những phẩm chất của một người công dân toàn cầu và cũng chính là lực lượng quan trọng để thay đổi thế giới trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu.
- Theo tác giả, khi phụ nữ lãnh đạo, “họ là người biết hướng tới giải pháp”, chúng ta nên công nhận phụ nữ cũng có quyền được tham gia vào các quyết định liên quan đến biến đổi khí hậu.
=> Đây là ý tưởng đúng đắn, phù hợp với bối cảnh đang khủng hoảng khí hậu toàn cầu và sự thiếu vắng vai trò của những nhà lãnh đạo cũng như mong muốn giải quyết “vấn đề có tính hạn định” vào “thời điểm có tính chất hạn định như hiện nay.
3. Tổng kết
a. Nội dung
- Tác giả bày tỏ sự lo lắng trước thực trạng và hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu với sự sống còn của Trái đất. Từ đó, tác giả nêu ra những giải pháp khả thi và kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động để bảo vệ Trái đất.
- Bài phát biểu đưa đến thông điệp mạnh mẽ: Mọi người trên Trái Đất này, tuỳ vào vị thế và khả năng của mình, cần khẩn trương hành động để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu cũng như hạn chế những thiệt hại do tình trạng đó gây ra cho con người.
b. Nghệ thuật
- Cách nêu luận đề ấn tượng
- Lập luận chặt chẽ.
- Luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng có quan hệ chặt chẽ.