Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Bản sắc dân tộc - cái gốc của mọi công dân toàn cầu
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Bản sắc dân tộc - cái gốc của mọi công dân toàn cầu sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 6: NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: BẢN SẮC DÂN TỘC: CÁI GỐC CỦA MỌI CÔNG DÂN TOÀN CẦU
I. Trải nghiệm cùng văn bản
- Cách đọc: Khi đọc, HS cần phân biệt giọng đọc ở các đoạn có màu sắc biểu cảm khác nhau (khi đưa thông tin khách quan, khi bình luận sắc bén, khi thì thể hiện thái độ bất bình rõ ràng…).
- Giải nghĩa một số từ:
+ Bản sắc: những yếu tố riêng làm nên tính chất đặc thù của một cá nhân, một nền văn hoá, hay một quốc gia, dân tộc
+ Công dân toàn cầu: những người nhận thức được các mối quan hệ toàn cầu, định vị mình như một công dân của thế giới và có những suy nghĩ, hành động để đóng góp cho nhân loại; công dân toàn cầu có thể là người sinh sống, làm việc tại nhiều quốc gia, hoặc cũng có thể là những người đóng góp cho toàn cầu ngay trên quê hương của mình.
II. Suy ngẫm và phản hồi
1. Phân tích mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản
- Đáp án Phiếu học tập.
- Ví dụ: Lí lẽ, bằng chứng em ấn tượng nhất là toàn cầu hóa không đồng nghĩa với việc hòa tan bản sắc, mà là sự giao thoa và tôn trọng sự đa dạng văn hóa. Mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép độc đáo trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong mình màu sắc đặc trưng của dân tộc.
=> Vì: Toàn cầu hóa mang lại cơ hội cho các quốc gia và dân tộc khác nhau để trao đổi, học hỏi và phát triển cùng nhau. Việc giao thoa văn hóa giúp mở rộng kiến thức và nhận thức của mỗi người, đồng thời tạo ra một môi trường sống đa dạng và phong phú.
- Kinh nghiệm đọc một văn bản nghị luận:
+ Phân tích luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB.
+ Nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề được đặt ra trong VB.
+ Liên hệ ý tưởng, thông điệp trong VB với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội khi VB ra đời hoặc với bối cảnh hiện tại.
2. Tổng kết
a. Nội dung
Văn bản đã đề cập đến một vấn đề mang tính cấp thiết đối với mỗi dân tộc là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt là trong thời đại hội nhập, sự kết nối, giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra cho chúng ta một thách thức về việc “hòa nhập nhưng không hòa tan”, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, lại vừa giữ được nét đặc trưng của văn hóa bản địa.
b. Nghệ thuật
- Cách nêu luận đề ấn tượng
- Lập luận chặt chẽ.
- Luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng có quan hệ chặt chẽ.