Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 8: Hai chữ nước nhà

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Hai chữ nước nhà sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 8: NHỮNG CUNG BẬC TÌNH CẢM

VĂN BẢN 2: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ

 I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: tốc độ đọc chậm rãi, trôi chảy, không bỏ từ, thêm từ, đọc diễn cảm (ngữ điệu, ngắt nhịp, tốc độ, nhấn giọng…) để thể hiện được cảm xúc của nhân vật trữ tình.

- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Suy luận: Khổ thơ này thể hiện tâm trạng gì của nhân vật người cha?

Khổ thơ thể hiện tâm trạng buồn và tin cậy vào con.

Suy luận: Nhân vật người cha đã dẫn ra những câu chuyện, nhân vật lịch sử (trong các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52) nhằm mục đích gì?

Mục đích nhắc cho con nhớ công lao của cha ông, những gì cha ông đã gây dựng và nhắn con hãy bảo vệ lấy nó.

Suy luận: Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối?

Hai dòng thơ cuối nhắc nhở về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, khuyên nhủ con cái phải sống tốt, làm người có ích

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Trần Tuấn Khải (1895 - 1983), quê ở Quang Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

- Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, dịch giả danh tiếng.

- Thơ văn của ông chứa đựng nỗi niềm đau đáu trước cảnh nước mất nhà tan, thường mượn chuyện xưa tích cũ trong lịch sử dân tộc để gửi gắm tấm lòng yêu nước thương dân, thể hiện trách nhiệm của một nhà Nho đối với vận mệnh dân tộc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Duyên nợ phù sinh I (1921) – Duyên nợ phù sinh II (1923), Bút quan hoài I (1924) – Bút quan hoài ll (1927), Hồn tự lập I (1924) - Hồn tự lập II (1927), Hồn hoa (1925), Với sơn hà I (1936) – Với sơn hà II (1949),...

b. Tác phẩm

- Bài thơ Hai chữ nước nhà được sáng tác vào năm 1924, thời kỳ Pháp thuộc, là lời người cha (Nguyễn Phi Khanh) khuyên dặn người con (Nguyễn Trãi) phải biết sống quên mình vì nước nhà. 

- Bài thơ gồm 25 khổ thơ song thất lục bát và kết thúc bằng một dòng lục (sáu chữ: “Con ơi! Hai chữ nước nhà!”).

- Phần văn bản trong SGK trích từ dòng 29 đến dòng 64.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Bố cục, mạch cảm xúc, chủ đề và cảm hứng chủ đạo trong văn bản Hai chữ nước nhà

Bố cục

Mạch cảm xúc

Phần 1 (từ dòng 29 đến dòng 32)

Nỗi đau xót, khắc khoải của người cha khi bị giặc bắt đưa sang Trung Quốc, không thể làm gì được, đành nhờ con thay mình làm tròn bổn phận với nước nhà.

Phần 2 (từ dòng 33 đến dòng 48)

Niềm tự hào của người cha khi nhắc con về những chiến công hào hùng đánh giặc, giữ nước trong lịch sử và bổn phận giữ gìn giang sơn của mỗi thế hệ.

Phần 3 (từ dòng 49 đến dòng 64)

Cảm xúc tha thiết, mãnh liệt khi nhấn mạnh trách nhiệm của con là trang nam nhi đầu đội trời chân đạp đất, phải sống sao cho không hổ thẹn với lịch sử, với tổ tiên, với đấng sinh thành.

- Chủ đề: lòng yêu nước và niềm đau đáu với vận mệnh dân tộc của người cha.

- Cảm hứng chủ đạo: ca ngợi tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc và thể hiện sự đồng tình với quan niệm của người cha về bổn phận của kẻ làm trai đối với vận mệnh “nước nhà”.

2. Yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát trong văn bản Hai chữ nước nhà

Đặc điểm của thể song thất lục bát

Biểu hiện trong văn bản

Số chữ, số dòng

VB có chín khổ thơ. Mỗi khổ thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu – tám tiếng).

Vần

Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vẫn với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc). Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vẫn với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng). Tiếng cuối của dòng lục hiệp vẫn với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng). Tiếng cuối của dòng bát hiệp vẫn với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và cứ thế tiếp tục.

Ví dụ:

Cha xót phận tuổi già sức yếu (T),

Lỡ sa cơ đành chịu(T)tay (B)

       Thân lươn bao quản vũng lầy (B), 

Giang san gánh vác sau này (B) cậy con (B).

 Con nên nhớ tổ tôn (B) khi trước:

Nhịp

Hai dòng thất được ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thường ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát thường ngắt nhịp 2/2/2/2).

Ví dụ:

Cha xót phận/ tuổi già sức yếu,

Lỡ sa cơ/ đành chịu bó tay,

Thân lươn/ bao quản/ vũng lầy,

Giang san/ gánh vác/ sau này/ cậy con.

- Sự lặp lại có tính quy luật 7-7-6-8, vần, nhịp, đối và phép điệp (điệp ngữ như: giang san này vẫn giang san, thời thế có anh hùng là thế,... và điệp cấu trúc như: kìa..., kìa..., con nên nhớ..., con nay cũng..., con đương độ.......) góp phần tô đậm những dấu ấn vàng son trong lịch sử, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc giúp nước nhà.

3. Từ ngữ, hình ảnh nổi bật trong văn bản Hai chữ nước nhà

- Các từ ngữ có tác dụng tăng sức cảm hoá, thuyết phục như: giang san gánh vác, cậy, ngọn cờ độc lập máu đào còn giây, ra tay buồm lái, xoay với cuồng phong, nghìn thu tiếng nữ anh hùng còn ghi, vì giống nòi huyết chiến bao phen, gươm reo chính khí, nước rền dư uy, sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng, hi sinh thân thế cũng vì nước non, bước cạnh tranh, há để nhường ai,...

- Các từ ngữ thể hiện tình cảm yêu nước nồng nàn, sâu sắc của người cha, cũng như cảm xúc trào dâng qua mỗi dòng thơ khi nhắc đến những tấm gương anh hùng trong lịch sử, mong muốn cổ vũ, khích lệ con tiếp bước cha ông trả thù nhà, đền nợ nước.

4. Tổng kết

a. Nội dung

- Bài thơ Hai chữ nước nhà là một bài thơ hay và giàu ý nghĩa. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng về tình yêu nước và nỗi đau thương trước cảnh nước mất nhà tan.

- Bài thơ cũng là một bài học quý giá cho thế hệ trẻ hôm nay, nhắc nhở chúng ta phải luôn ghi nhớ và tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Tình yêu quê hương đất nước mãi mãi là động lực thúc đẩy con người Việt Nam đoàn kết, chiến đấu và xây dựng đất nước. 

b. Nghệ thuật

- Sử dụng các từ ngữ, hình ảnh có tác dụng tăng sức cảm hoá, thuyết phục trong lời khuyên của người cha đối với con.

- Cách gieo vần, ngắt nhịp và cách sử dụng phép điệp từ và điệp cấu trúc  góp phần tô đậm những dấu ấn vàng son trong lịch sử; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc giúp nước nhà.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay