Nội dung chính Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản sách Tin học 10 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

LÀM VIỆC VỚI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỜNG VÀ VĂN BẢN (2 TIẾT)

I. LÀM QUEN VỚI ĐỐI TƯỢNG DẠNG ĐƯỜNG

- Hoạt động 1:

+ Hình 14.1a có ba đỉnh đánh dấu, hai loại kí hiệu.

+ Hình 14.1b được đánh dấu cả bốn đỉnh bằng hình vuông.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

Để vẽ hình một chữ nhật tròn góc nên dùng công cụ  trong hộp công cụ, sau đó tinh chỉnh góc bo bằng công cụ tinh chỉnh vì khi đó các cạnh và góc của hình sau biến đổi đồng dạng, kết quả thu được vẫn là hình chữ nhật tròn góc.

II. SỬ DỤNG CÔNG CỤ TINH CHỈNH ĐƯỜNG

- Hoạt động 2:

+ Có 4 điểm, 2 điểm kí hiệu bằng hình vuông và 2 điểm kí hiệu bằng hình thoi.

+ Mỗi điểm gắn với hai tia ở hai bên, có đầu mút tròn; có hướng, độ dài khác nhau.

-  Đường cong gồm nhiều đoạn cong nối với nhau. Các điểm nối được gọi là điểm neo, có thể là điểm neo trơ (smooth nodes - thể hiện bởi hình vuông hay hình tròn) hoặc điểm neo góc (cusp/corner nodes - thể hiện bởi hình thoi).

- Độ cong tại mỗi điểm phụ thuộc vào điểm chỉ hướng và đường chỉ hướng tại điểm đó.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

Trong hình có hai đoạn cong và ba điểm neo. Trong đó: hai điểm neo ở hai đầu là neo góc, điểm ở giữa là neo trơn.

III. CÁC PHÉP GHÉP ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA

- Hoạt động 3: Việc sắp chữ bao quanh biểu tượng đẹp hơn và tốn ít không gian hơn. Sự cân đối trong bố cục tạo thiện cảm cho người xem.

- Để bổ sung đối tượng văn bản, ta chọn biểu tượng  trên hộp công cụ và chọn vị trí trên màn hình làm việc để nhập nội dung văn bản.

- Để thay đổi nội dung đã nhập, ta nháy đúp chuột vào đối tượng văn bản muốn sửa, sau đó có thể tiến hành chỉnh sửa một phần hay toàn bộ nội dung và cách trình bày của đoạn văn bản tương ứng.

- Để không hiển thị đường ta chọn bỏ Stroke của đường trong Fill and Stroke hoặc giữ phím Shift và chọn biểu tượng trên Palette.

- Để thu được các vị trí khác nhau của chữ so với đường ta sử dụng biểu tượng quay tương ứng  trên thanh điều khiển thuộc tính.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

Phương án B.

IV. THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1: Vẽ chiếc lá và tô màu cho chiếc lá

Nhiệm vụ 2: Vẽ chữ theo kiểu khuôn dạng của hình

V. LUYỆN TẬP

Luyện tập 1: Vẽ hình con chuột:

- Vẽ thân như hình chiếc lá (không cuống), thêm ba hình tròn làm mắt và mũi.

- Thêm râu và đuôi bằng công cụ Pen.

Luyện tập 2: Vẽ hình chiếc lá và tô màu:

- Vẽ hình trái tim có đáy nhọn hơn so với nhiệm vụ 2 (có thể chỉnh từ hình cũ bằng cách tinh chỉnh điểm neo tương ứng).

- Tô màu chuyển sắc và sao chép thành 4 hình sau đó ghép vào vị trí phù hợp.

- Vẽ thêm các đường gân và cuống là bằng công cụ Pen.

Luyện tập 3: Vẽ hình miếng dưa hấu:

- Vẽ thêm hình đám mây như trong Bài 13, tạo bản sao của đám mây rồi đưa một đám mây vào vị trí tương ứng với vết cắn trên miếng dưa hấu.

- Chọn phần ruột và đám mây rồi thực hiện lệnh Path/ Difference. Làm tương tự với đám mây còn lại và phần vỏ dưa.

- Thêm đoạn văn bản vào hình vẽ, chọn từng kí tự rồi tô màu và dịch theo chiều thẳng đứng.

VI. VẬN DỤNG

GV gợi ý HS thực hiện vẽ những logo đơn giản thường gặp như logo Mercedes, Mitsubishi, Apple, Chanel, Youtube, Instagram, Facebook…

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay