Nội dung chính Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại sách Tin học 10 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
MẠNG MÁY TÍNH TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI (2 TIẾT)
I. MẠNG LAN VÀ INTERNET
- Hoạt động 1:
Câu 1: Đáp án C
Câu 2: Đáp án C
- Điểm khác nhau cơ bản giữa LAN và Internet:
LAN | Internet | |
Phạm vi, quy mô | Cơ quan, gia đình | Toàn cầu |
Cách kết nối | Trực tiếp trong mạng qua thiết bị kết nối như Hub, Switch, Wiffi... | Kết nối qua các Router thông qua các nhà cung cấp dịch vụ kết nối. |
Sở hữu | Có chủ sở hữu | Không có chủ sở hữu |
Câu hỏi và bài tập củng cố:
Ở Việt Nam, có khoảng một chục nhà cung cấp dịch vụ Internet, những nhà cung cấp lớn nhất tính tới năm 2020 là:
- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT.
- Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel.
- Công ty FPT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ngoài ra còn có Công ty NetNam, Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn - SPT, Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội, Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC, Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC, Tập đoàn Công nghệ CMC,...
II. VAI TRÒ CỦA INTERNET
- Trong giao tiếp cộng đồng: Internet thay đổi cách mọi người tương tác với nhau, giúp con người có thể kết nối và giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và tiện lợi.
- Trong giáo dục: Internet giúp hoạt động giáo dục hiệu quả hơn. Internet là kho tri thức khổng lồ thường xuyên được cập nhật, có thể truy cập bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.
Câu hỏi và bài tập củng cố 1:
Một vài ứng dụng của Internet trong hoạt động giải trí: đọc tin tức, giao tiếp với cộng đồng qua trò chuyện trực tuyến hoặc các mạng xã hội, nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi trực tuyến.
Câu hỏi và bài tập củng cố 2:
Một vài ứng dụng của Internet trong hoạt động bảo vệ sức khỏe: thông tin về bảo vệ sức khỏe trong các trang y tế, bệnh án điện tử giúp có thể theo dõi sức khỏe ở bất kỳ bệnh viện nào, chăm sóc sức khỏe từ xa (telemedicine), khai báo y tế trực tuyến trong phòng chống dịch,...
III. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
- a) Khái niệm về điện toán đám mây
- Hoạt động 2:
+ Câu 1:
- Trong ví dụ 1, bạn An đã thuê bao thiết bị lưu trữ (đĩa cứng) là phần cứng ở đâu đó trên Internet.
- Trong ví dụ 2, cô Bình đã thuê bao phần mềm được cài đặt ở một máy chủ nào đó trên Internet.
+ Câu 2: Các lợi ích là:
- Tính tiện dụng, dùng lúc nào cũng được, ở đâu cũng được, không gắn liền với phương tiện cá nhân.
- Chất lượng dịch vụ tốt, do tính chuyên nghiệp của nhà cung cấp dịch vụ.
- Chi phí thấp do tài nguyên được sử dụng cho nhiều người, có thể điều hòa tài nguyên.
- Đám mây: là tập hợp những tài nguyên được đặt ở đâu đó có thể truy cập qua Internet.
- Dịch vụ điện toán đám mây: là việc chia sẻ các tài nguyên mạng theo nhu cầu qua Internet miễn phí hoặc trả phí theo hạn mức sử dụng.
- b) Các loại dịch vụ đám mây cơ bản
- Có 3 loại chính:
+ SaaS: Dịch vụ cung cấp quyền sử dụng phần mềm ứng dụng qua Internet. Hầu hết các phần mềm online thương mại thuộc loại này.
+ PaaS: Dịch vụ cung cấp quyền sử dụng nền tảng.
+ IaaS: Dịch vụ cung cấp quyền sử dụng hạ tầng qua Internet.
- c) Lợi ích của dịch vụ đám mây
- Tính mềm dẻo và độ sẵn sàng cao.
- Chất lượng cao.
- Kinh tế hơn.
Câu hỏi và bài tập củng cố 1:
Dịch vụ điện toán đám mây là dịch vụ thuê bao phần mềm hay phần cứng qua Internet. Vì thế đọc tin trên các website tin tức không phải là sử dụng dịch vụ đám mây.
Câu hỏi và bài tập củng cố 2:
Thư điện tử Gmail là một dịch vụ đám mây. Trong trường hợp này, người dùng đã sử dụng phần mềm gửi, nhận, quản trị thư điện tử qua Internet. Google không thu phí với người dùng cá nhân nhưng thu phí của các tổ chức.
IV. KẾT NỐI VẠN VẬT
- Lợi ích của công tơ điện tử:
+ Không phải mất chi phí cho nhân công ghi số công tơ hàng tháng.
+ Số liệu thu thập được chính xác.
+ Không cần nhập dữ liệu khi tổng hợp mức tiêu thụ điện.
+ Dữ liệu tiêu thụ điện liên tục chuyển về trung tâm nên có thể phân tích dữ liệu tức thời để đưa ra các quyết định thích hợp.
- IoT: là việc liên kết các thiết bị thông minh để tự động thu thập, trao đổi và xử lí dữ liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau.
- Một số lợi ích của IoT:
+ Thu thập dữ liệu tự động, có thể thay thế cho con người ở những môi trường làm việc không thuận lợi.
+ Giảm chi phí thu thập và xử lí dữ liệu.
+ Dữ liệu được thu thập liên tục, tức thời nên có thể nắm bắt được trạng thái của hệ thống để có những quyết định đúng đắn và kịp thời.
- Ví dụ về IoT:
+ Thu phí không dừng trên các đường cao tốc.
+ Nhà thông minh.
Câu hỏi và bài tập củng cố:
Ngoài Internet, việc kết nối có thể thực hiện qua Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại…
V. LUYỆN TẬP
Luyện tập 1: Lợi ích của hệ thống thu phí không dừng :
- Lái xe không phải chuẩn bị tiền mặt, giảm thời gian đi qua trạm.
- Không phải in vé, không phải bán vé và soát vé mất thời gian.
- Số liệu thu phí được chuyển tức thời về cơ sở dữ liệu, tổng hợp nhanh chóng và làm giảm hẳn tình trạng gian lận.
Luyện tập 2:
Phần lớn các mạng xã hội đều có mục đích kinh doanh. Muốn sử dụng được mạng xã hội, người dùng phải đăng kí và được cấp tài khoản.
Khi đăng kí kinh doanh, ví dụ bán hàng trực tuyến, người dùng đã phải thuê bao phần mềm bán hàng, giúp học có thể giới thiệu hàng hóa, tiếp nhận đơn hàng, phân tích nhu cầu của khách hàng để gửi quảng cáo đến người dùng.
Đó là các dịch vụ đám mây.
VI. VẬN DỤNG
Vận dụng 1:
Hướng dẫn: Có thể tra theo từ khóa “Kế toán trực tuyến”, “Đào tạo trực tuyến” hay “Quản lí doanh nghiệp trực tuyến” để tìm các nơi cung cấp các nền tảng này.
Vận dụng 2:
Với dữ liệu này, một số vi phạm của lái xe như chạy quá tốc độ, chạy vào vùng cấm, dừng đỗ ở khu vực không được phép đều bị phát hiện. Với hệ thống này, Bộ GTVT có thể tổng hợp rất nhanh tình hình an toàn giao thông hay hoạt động của hệ thống giao thông khi cần thiết.
=> Giáo án tin học 10 kết nối bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại (2 tiết)