Nội dung chính Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 5: Dữ liệu lôgic
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Dữ liệu lôgic sách Tin học 10 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
DỮ LIỆU LÔGIC (2 TIẾT)
I. CÁC GIÁ TRỊ CHÂN LÍ VÀ CÁC PHÉP TOÁN LÔGIC
- Các trường hợp dự báo:
Ngày mai trời lạnh | Ngày mai trời có mưa | Dự báo |
Đúng | Đúng | Đúng |
Đúng | Sai | Sai |
Sai | Đúng | Sai |
Sai | Sai | Sai |
- a) Lôgic mệnh đề
- Các giá trị “Đúng” hay “Sai” chính là giá trị chân lí (giá trị lôgic) của mệnh đề mà nó thể hiện.
- Đại lượng lôgic là đại lượng chỉ nhận giá trị là giá trị lôgic. Các giá trị lôgic lôgic “Đúng” và “Sai” tương ứng là 1 và 0.
- Ví dụ: “21 > 99” là mệnh đề sai; “10 : 5 = 2” là mệnh đề đúng.
- b) Các phép toán lôgic cơ bản
- p AND q chỉ đúng khi cả p và q đều đúng.
- p OR q là đúng khi ít nhất một trong p hoặc q đúng.
- p XOR q chỉ đúng khi p và q có giá trị khác nhau.
- NOT q cho giá trị đúng nếu p sai và cho giá trị sai nếu p đúng.
Câu hỏi và bài tập củng cố 1:
p: “Hùng khéo tay”
q: “Hùng chăm chỉ”
p AND NOT q: “Hùng khéo tay nhưng không chăm chỉ”.
Mệnh đề này có thể sử dụng trong trường hợp ví dụ Hùng làm cái gì cũng đẹp nhưng không chịu làm.
p OR q: “Hùng khéo tay hoặc chăm chỉ”.
Ví dụ trong tình huống cần phải làm một việc rất tỉ mỉ nhưng Hùng đã làm nhanh và tốt, để làm được như vậy thì Hùng phải khéo tay, hoặc phải rất chăm chỉ mới có thể thực hiện được.
Câu hỏi và bài tập củng cố 2:
Đáp án C
II. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU LÔGIC
- Chỉ cần 1 bit để biểu diễn dữ liệu lôgic, bit có giá trị bằng 1 cho giá trị đúng và bit có giá trị bằng 0 cho giá trị sai.
Câu hỏi và bài tập củng cố:
Một số ví dụ về các thông tin có hai giá trị đối lập:
- Loại ảnh: màu/ đen - trắng.
- Tình trạng hôn nhân: Độc thân/ đã kết hôn.
- Dân tộc: Kinh/ ít người.
III. LUYỆN TẬP
Luyện tập 1:
Biểu thức lôgic mô tả hình vẽ là ((x2 + y2 1) (x > 0) ((|x| 1) (|y| 1) (y < 0)
Luyện tập 2:
p và Not p luôn có một giá trị bằng 0 và một giá trị bằng 1.
Phép toán AND luôn cho kết quả bằng 0 khi có một toán hạng bằng 0, trong khi đó phép toán OR luôn luôn cho giá trị bằng 1 nếu có một toán hạng bằng 1.
IV. VẬN DỤNG
Mạch điện có hai công tắc được mắc nối tiếp và song song với nhau là những thể hiện vật lí của hai phép toán nhân và cộng lôgic.
- a) Đèn chỉ sáng khi và chỉ khi công tắc K1 đóng VÀ công tắc K2 đống. Vậy giá trị lôgic của đèn thể hiện boeir K1 AND K2.
- b) Đèn chỉ sáng khi và chỉ khi công tắc K1 đóng HOẶC công tắc K2 đóng hoặc cả hai cùng đóng. Vậy giá trị lôgic của đèn thể hiện bởi K1 OR K2.
=> Giáo án tin học 10 kết nối bài 5: Dữ liệu lôgic (2 tiết)