Phiếu trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 10 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc sử dụng năng lượng hóa thạch trong sản xuất công nghiệp là gì?
A. Gia tăng chi phí sản xuất và giảm hiệu quả kinh tế.
B. Gây ô nhiễm môi trường, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.
C. Làm giảm sự phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao.
D. Ảnh hưởng đến tốc độ đô thị hóa và hiện đại hóa.
Câu 2: Khoa học - công nghệ tác động đến ngành dịch vụ theo cách nào sau đây?
A. Giúp tạo ra nhiều ngành dịch vụ mới.
B. Không làm thay đổi chất lượng dịch vụ.
C. Chỉ tác động đến dịch vụ kinh doanh.
D. Làm giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ.
Câu 3: Trong các loại hình giao thông vận tải, loại hình nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hành khách quốc tế?
A. Đường sắt.
B. Đường ô tô.
C. Đường hàng không.
D. Đường sông.
Câu 4: Vì sao các nước phát triển chú trọng đến giao thông thông minh trong lĩnh vực vận tải?
A. Để giảm chi phí lao động trong ngành giao thông.
B. Nhằm tăng tốc độ vận chuyển và giảm ô nhiễm môi trường.
C. Do yêu cầu của các tổ chức quốc tế về an ninh vận tải.
D. Để giảm số lượng phương tiện giao thông trên thế giới.
Câu 5: Yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông trong tương lai?
A. Sự phân bố dân cư và mạng lưới quán cư.
B. Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư.
C. Sự phát triển của khoa học – công nghệ.
D. Sự phân bố các ngành kinh tế.
Câu 6: Nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến doanh thu của ngành du lịch?
A. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật.
B. Mức sống của dân cư và chính sách phát triển du lịch.
C. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
D. Thị trường khách du lịch.
Câu 7: Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành tài chính – ngân hàng là gì?
A. Hoạt động chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên.
B. Tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống.
C. Không chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội.
D. Phát triển mạnh ở các nước có dân số đông.
Câu 8: Người ta chia môi trường sống làm ba loại: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo là dựa vào:
A. chức năng.
B. tác nhân.
C. kích thước.
D. thành phần.
Câu 9: Vì sao giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc phòng?
A. Giúp di chuyển quân đội và trang thiết bị nhanh chóng.
B. Giảm thiểu chi phí bảo vệ lãnh thổ.
C. Đảm bảo sự cân bằng phát triển giữa các vùng.
D. Giúp phát triển công nghiệp quốc phòng.
Câu 10: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến suy thoái, ô nhiễm môi trường?
A. Đông dân, kinh tế còn phụ thuộc tự nhiên.
B. Sử dụng máy móc cũ kĩ, công nghệ lạc hậu.
C. Hệ thống pháp luật về môi trường còn hạn chế.
D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 11: Thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ theo cách nào sau đây?
A. Thị trường rộng lớn và sức mua cao làm tăng quy mô dịch vụ.
B. Thị trường không ảnh hưởng đến ngành dịch vụ.
C. Thị trường phát triển tốt chỉ tác động đến dịch vụ tiêu dùng.
D. Quy mô thị trường không liên quan đến định hướng phát triển dịch vụ.
Câu 12: Ngành dịch vụ nào sau đây được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói”?
A. Bảo hiểm.
B. Ngân hàng.
C. Du lịch.
D. Tài chính.
Câu 13: Sự phân bố các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng thường gắn với
A. các trung tâm kinh tế, dịch vụ, du lịch.
B. các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá.
C. các khu kinh tế, chính trị và thủ đô lớn.
D. các trung tâm du lịch, văn hóa, giáo dục.
Câu 14: Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ không phải bởi lí do nào sau đây?
A. Thường là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước, địa phương.
B. Có sức thu hút lớn đối với dân cư vùng nông thôn và miền núi.
C. Thường là các trung tâm công nghiệp cần nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh.
D. Dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn, nhiều lao động trình độ cao.
Câu 15: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở biển/đại dương nào sau đây?
A. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương.
B. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương.
C. Ven bờ Ấn Độ Dương.
D. Ven bờ Địa Trung Hải.
Câu 16: ............................................
............................................
.........................................…
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho thông tin sau:
“Ngành giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Địa lý ngành này liên quan đến sự phân bố và mạng lưới các tuyến đường, cảng biển, sân bay, và các phương tiện vận chuyển khác. Sự phát triển của ngành giao thông vận tải phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, và các yếu tố nhân văn như dân cư, nhu cầu vận tải và chính sách phát triển hạ tầng giao thông của mỗi quốc gia. Các tuyến đường giao thông cần phải được thiết kế hợp lý để giảm thiểu chi phí vận chuyển và đảm bảo an toàn cho người dân”.
a. Ngành giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế.
b. Mạng lưới giao thông vận tải phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu và các yếu tố nhân văn như dân cư và chính sách phát triển hạ tầng.
c. Ngành giao thông vận tải không có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
d. Các tuyến đường giao thông không cần phải thiết kế hợp lý để giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo an toàn.
Câu 2: Cho thông tin sau:
“Tài nguyên thiên nhiên là những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, bao gồm đất đai, nước, không khí, khoáng sản, rừng và các loài sinh vật. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người, cung cấp nguồn thức ăn, nước uống, nguyên liệu sản xuất và năng lượng. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Tài nguyên tái tạo như rừng có khả năng tự phục hồi nhưng nếu khai thác quá mức sẽ bị suy thoái. Trong khi đó, tài nguyên không tái tạo như dầu mỏ, khí đốt một khi sử dụng hết sẽ không thể tái sinh. Chính vì vậy, việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai”.
a. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người.
b. Tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên đều có khả năng tự phục hồi.
c. Việc khai thác quá mức tài nguyên tái tạo sẽ không ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của chúng.
d. Cần phải khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................