Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều

BÀI 11: MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

(35 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (21 CÂU)

Câu 1: Năm 2021, nước ta có bao nhiêu trang trại?

A. 23 771

B. 23 772

C. 23 773

D. 23 774

Câu 2: Năm 2021, nước ta có bao nhiêu trang trại trồng trọt?

A. 6513

B. 6514

C. 6515

D. 6516

Câu 3: Năm 2021, nước ta có bao nhiêu trang trại nuôi trồng thủy sản?

A. 2811

B. 2812

C. 2813

D. 2814

Câu 4: Trang trại được hiểu là

A. những hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng tiêu chí nhất định về quy mô và sản lượng trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất muối.

B. những hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng tiêu chí nhất định về quy mô và sản lượng trong các lĩnh vực công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất muối.

C. những hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng tiêu chí nhất định về quy mô và sản lượng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và sản xuất muối.

D. những hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng tiêu chí nhất định về quy mô và sản lượng trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và sản xuất muối.

Câu 5: Trang trại được phân loại thành 

A. trang trại trồng trọt và trang trại chăn nuôi.

B. trang trại chuyên nghiệp và trang trại nông nghiệp tổng hợp.

C. trang trại cây ăn quả và trang trại cây công nghiệp.

D. trang trại lâm nghiệp và trang trại nông nghiệp.

Câu 6: Trang trại nông nghiệp nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta 

A. Trang trại lâm nghiệp.                                         

B. Trang trại trồng trọt.

C. Trang trại chăn nuôi.                                         

D. Trang trại thủy sản.

Câu 7: Vùng chuyên canh là vùng

A. tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng.

B. tập trung phát triển nhiều loại cây trồng.

C. tập trung phát triển đa dạng loại cây trồng.

D. tập trung phát triển hai loại cây trồng.

Câu 8: Ở nước ta, vùng chuyên canh bao gồm

A. vùng trồng trọt, vùng chăn nuôi, vùng thủy sản.

B. vùng lâm nghiệp, vùng chăn nuôi, vùng thủy sản.

C. vùng trồng trọt, vùng lâm nghiệp, vùng thủy sản.

D. vùng trồng trọt, vùng chăn nuôi, vùng lâm nghiệp.

Câu 9: Nước ta hình thành các vùng chuyên canh dựa vào

A. điều kiện chính sách.

B. điều kiện lao động.

C. điệu kiện sinh thái.

D. điều điện thị trường.

Câu 10: Vùng chuyên canh nào dưới đây phát triển trồng cây lương thực, thực phẩm? 

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                               

B. Đông Nam Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                           

D. Tây Nguyên.

Câu 11:  Vùng nông nghiệp là vùng

A. có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp.

B. có sự tương đồng về điều kiện sinh thái công nghiệp.

C. có sự tương đồng về điều kiện xã hội nông nghiệp.

D. có sự tương đồng về điều kiện xã hội công nghiệp.

Câu 12: Hiện nay có bao nhiêu vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta được hình thành?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 13: Điều kiện sinh thái của vùng nông nghiệp Trung du miền núi Bắc Bộ là

A. Địa hình đồi núi, đất feralit.

B. Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.

C. Địa hình phân hóa.

D. Địa hình bằng phẳng, đất đổ badan.

Câu 14: Điều kiện sinh thái của đồng bằng sông Hồng là

A. Địa hình đồi núi, đất feralit

B. Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.

C. Địa hình phân hóa.

D. Địa hình bằng phẳng, đất đổ badan.

Câu 15: Điều kiện sinh thái của vùng Bắc Trung Bộ là

A. Địa hình đồi núi, đất feralit

B. Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.

C. Địa hình phân hóa.

D. Địa hình bằng phẳng, đất đổ badan.

Câu 16: Điều kiện sinh thái của Đông Nam Bộ là

A. Địa hình đồi núi, đất feralit

B. Đồng bằng châu thổ, đất phù sa.

C. Địa hình phân hóa.

D. Địa hình bằng phẳng, đất đổ badan.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.           

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Bắc Trung Bộ.                                   

D. Tây Nguyên.

Câu 2: Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng nào sau đây ít chịu khô hạn và thiếu nước về mùa khô?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.               

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.                                 

D. Tây Nguyên.

Câu 3: Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và nhiều diện tích rừng ngập mặn hơn các vùng khác?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.             

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.                                 

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có mật độ dân số cao.                       

B. Người dân có kinh nghiệm.

C. Chưa có cơ sở chế biến nông sản.     

D. Giao thông ở vùng núi thuận lợi.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Tây Nguyên?

A. Có mật độ dân số cao.                       

B. Công nghệ chế biến phát triển mạnh.

C. Có nhiều dân tộc ít người.               

D. Điều kiện giao thông rất khó khăn.

Câu 6: Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp đồng bằng sống Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đều có đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng.

B. Đều có nhiều vũng vịnh thuận lơi cho nuôi trồng thủy sản..

C. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản. 

D. Có mùa đông lạnh.

Câu 7: Các vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đều có

.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Vùng chuyên canh mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Nhờ các vùng chuyên canh này, chúng ta sẽ sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nông sản tập trung, số lượng lớn. Cùng với đó, việc áp dụng các khoa học, công nghệ hiện đại vào những địa điểm này sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí hơn, và mang lại một hiệu quả tuyệt vời hơn. Khi tạo ra một vùng chuyên dụng, đội ngũ lao động cũng được chuyên môn hóa và có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề nhằm phục vụ tốt cho công việc sản xuất nông nghiệp hơn. Bên cạnh đó, vùng chuyên canh cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho chúng ta, từ sâu bệnh, thiên tai, điều kiện tự nhiên bên ngoài không thuận lợi sẽ mang đến những hậu quả to lớn. Do đó, chúng ta cần có những chiến lược, chính sách chiến đấu hiệu quả với những thách thức này để mang lại lợi ích tốt nhất từ các vùng chuyên canh nông nghiệp.

a. Vùng chuyên canh có ý nghĩa lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.

b. Vùng chuyên canh tạo ra khối lượng hàng hóa lớn gắn với công nghiệp chế biến.

c. Vùng chuyên canh dễ dàng thích ứng với thiên tai.

d. Vùng chuyên canh là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay