Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều
BÀI 3: SỰ ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN
(44 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (28 CÂU)
Câu 1: Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều
A. Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.
B. Bắc – Đông , Đông - Tây, độ cao.
C. Bắc – Nam, Đông – Tây, độ dài.
D. Bắc – Tây, Đông – Nam, độ cao.
Câu 2: Thiên nhiên nước ta phân hóa theo mấy chiều?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Bắc?
A. Trên 200C.
B. Dưới 200C.
C. Trên 210C.
D. Dưới 210C.
Câu 4: Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc là
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa thu mát.
B. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.
C. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông mát.
D. nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa thu lạnh.
Câu 5: Phần lãnh thổ phía Bắc có các cảnh quan
A. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
B. đới rừng ôn đới gió mùa.
C. đới rừng cận nhiệt gió mùa.
D. đới rừng lá kim.
Câu 6: Nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam?
A. 250C
B. Dưới 250C
C. 25.50C.
D. Trên 250C.
Câu 7: Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam mang sắc thái của khí hậu
A. cận xích đạo gió mùa.
B. xích đạo gió mùa.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. cận nhiệt gió mùa.
Câu 8: Biên độ nhiệt độ phần lãnh thổ phía Nam không quá
A. 3 – 40C
B. 4 – 50C
C. 5 – 60C
D. 6 – 70C
Câu 9: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là
A. rừng xích đạo gió mùa.
B. rừng cận nhiệt gió mùa.
C. rừng nhiệt đới gió mùa.
D. rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 10: Từ đông sang tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành bao nhiêu vùng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Thiên nhiên phân quá theo chiều đông – tây thành các vùng
A. vùng hồ, đảo và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
B. vùng biển, đảo và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
C. vùng sông, đảo và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
D. vùng biển, đảo và thềm lục địa, vùng cao nguyên ven biển, vùng đồi núi.
Câu 12: Thiên nhiên nước ta được phân hóa thành mấy đai cao?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 13: Theo độ cao, thiên nhiên nước ta được phân hóa thành các đai
A. nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
B. nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
C. cận đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
D. cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
Câu 14: : Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ khoảng
A. 400 – 500m.
B. 700 – 800m.
C. 600 – 700m.
D. 900 – 1000m.
Câu 15: Ở miền Nam, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ khoảng
A. 400 – 500m.
B. 800 – 900m.
C. 900 – 1000m.
D. 700 – 800m.
Câu 16: Đai nhiệt đới gió mùa có hai nhóm đất chính là
A. đất phù sa và đất feralit.
B. đất phù sa và đất mùn.
C. đất đen và đất feralit.
D. đất đen và đất mùn.
Câu 17: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có khí hậu
A. mát mẻ, lượng mưa và độ ẩm tăng.
B. mát mẻ, lượng mưa và độ ẩm giảm.
C. khắc nghiệt, lượng mưa và độ ẩm tăng.
D. khắc nghiệt, lượng mưa và độ ẩm giảm.
Câu 18: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ
A. 2500m trở lên.
B. 2600m trở lên.
C. 2700m trở lên.
D. 2800m trở lên.
Câu 19: Nhiệt độ quanh năm đai ôn đới gió mùa trên núi là
A. dưới 150C.
B. trên 150C.
C. dưới 160C.
D. trên 160C.
Câu 20: Nước ta có mấy miền địa lí tự nhiên
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 21: Địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mấy hướng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 22: Ranh giới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ phía tây và tây nam từ
A. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, đông nam đồng bằng Bắc Bộ.
B. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
C. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây bắc đồng bằng Bắc Bộ.
D. dọc hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, đông bắc đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 23: Địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hướng
A. vòng cung và tây nam – đông bắc.
B. vòng cung và tây bắc – đông bắc.
C. vòng cung và tây bắc – đông nam.
D. vòng cung và tây nam – đông nam.
Câu 24: Địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có độ cao
A. lớn nhất cả nước.
B. thấp nhất cả nước.
C. đứng thứ 2 cả nước.
D. thấp hơn Nam Bộ.
Câu 25: Giới hạn của miền Trung và Bắc Trung Bộ từ
.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây được thể mhiện khá rõ ở vùng đồi núi nước ta. Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước, về mùa đông nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thời tiết hanh khô, thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông tương đối ấm và khô hanh, ở các vùng núi thấp cảnh quan mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên ở các vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên lại giống vùng ôn đới”.
a. Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước do vị trí địa lí kết hợp với hướng núi.
b. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm hơn, khô hanh do vị trí và ảnh hưởng của các dãy núi hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc.
c. Vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do gió mùa Đông Bắc kết hợp độ cao địa hình.
d. Tại các vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do địa hình cao hút gió từ các hướng tới.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên