Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

Câu 1: Sông nào dưới đây chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

  1. Sông Cả.
  2. Sông Lô.
  3. Sông Kỳ Cùng.
  4. Sông Gâm.

Câu 2: Đâu là vai trò của nước ngầm đối với sinh hoạt?

  1. Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân, nước khoáng có giá trị đối với sức khoẻ con người,...
  2. Nước ngầm cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
  3. Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,...
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào sau đây của nước ta?

  1. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
  2. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.
  3. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
  4. Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ.

Câu 4: Đâu không phải một điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta?

  1. Tam Đảo
  2. Sa Pa
  3. Đà Lạt
  4. Hậu Lộc

Câu 5: Biến đổi khí hậu tác động thế nào đến hồ, đầm và nước ngầm?

  1. Nguồn nước ngầm hạ thấp, khả năng khô hạn lớn.
  2. Mực nước các hồ đầm và nước ngầm xuống thấp.
  3. Nhiều hồ, đầm đầy nước; nguồn nước ngầm nhiều.
  4. Các hồ, đầm cạn nước không thể khôi phục được.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam.
  2. Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nhân tạo lớn ở Đông Nam Á.
  3. Hồ Hoà Bình là công trình chứa nước cho nhà máy thuỷ điện lớn thứ nhất ở Việt Nam.
  4. Hồ, đầm có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường: giúp điều hoà khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học,...

Câu 7: Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của:

  1. Tín phong bán cầu Bắc
  2. Tín phong bán cầu Nam
  3. Gió mùa ôn đới phía Bắc
  4. Gió mùa ôn đới phía Nam

Câu 8: Nếu áp dụng giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu”, đâu là một việc làm hợp lí khi đối phó với tình trạng “nhiệt độ tăng”?

  1. Nghỉ việc đi tắm biển
  2. Ngồi trong phòng bật điều hoà cả ngày
  3. Bảo vệ, chống nắng cho người và vật nuôi
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta vào thời gian nào sau đây?

  1. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
  2. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.
  3. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
  4. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Câu 10: Khí hậu có sự phân hoá ở nước ta thúc đẩy hình thành các vùng:

  1. Trồng cà phê phủ khắp cả nước
  2. Chuyên canh nông nghiệp lớn
  3. Chế tạo và xuất khẩu máy móc nông nghiệp
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Đối với thủy văn, biến đổi khí hậu tác động nhiều nhất đến

  1. lưu lượng nước và chế độ nước sông.
  2. chế độ nước sông và lưu vực sông.
  3. lưu vực sông và hướng chảy của sông.
  4. độ dốc lòng sông và lưu lượng nước.

Câu 12: Vì sao việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông để đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng dân cư là rất quan trọng?

  1. Vì tài nguyên nước ở các lưu vực sông có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
  2. Vì sông ngòi sinh ra là để phục vụ cho con người.
  3. Vì tài nguyên nước ở lưu vực sông chịu tác động của đặc điểm địa hình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Nếu áp dụng giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu”, đâu là một việc làm hợp lí khi đối phó với tình trạng “biến động thất thường về lượng mưa”?

  1. Lập đàn tế trời cho mưa thuận gió hoà
  2. Quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước
  3. Phát triển du lịch mùa lũ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Nước ở các lưu vực sông không được sử dụng để

  1. phát triển thủy điện.
  2. cung cấp nước sinh hoạt.
  3. phát triển du lịch.
  4. nuôi trồng hải sản.

Câu 15: Đâu không phải loại cây trồng chủ yếu ở nước ta?

  1. Cây lương thực (lúa, ngô,...)
  2. Cây công nghiệp (cao su, hồ tiêu,..)
  3. Cây dược liệu (nhân sâm, hà thủ ô,…)
  4. Cây ăn quả (chuối, đu đủ, sầu riêng, chôm chôm,..).

Câu 16:

Đây là hình ảnh của:

  1. Thác nước Bản Giốc
  2. Thác nước Dray Nur
  3. Suối khoáng nóng Nha Trang
  4. Suối khoáng nóng Bình Châu

Câu 17: Nếu áp dụng giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu”, đâu là một việc làm hợp lí khi đối phó với tình trạng “mực nước biển dâng”?

  1. Làm nước biển đông lại rồi chở chúng quay trở lại hai cực của Trái Đất
  2. Bảo vệ, trồng rừng, chuyển đổi tập quán canh tác
  3. Chấp nhận buông bỏ các khu vực ven biển
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Nước ta có mấy hệ thống sông lớn?

  1. 2
  2. 3
  3. 9
  4. 15

Câu 19: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng biến động mạnh do tác động của

  1. biến đổi khí hậu.
  2. nước biển dâng.
  3. thời tiết cực đoan.
  4. thủng tầng ô-dôn.

Câu 20: Số giờ nắng ở nước ta là khoảng 1 400 – 3 000 giờ/năm, điều này cho thấy số giờ nắng ở nước ta:

  1. Ít
  2. Trung bình
  3. Nhiều
  4. Quá nhiều

Câu 21: Hằng năm, nước ta có lượng mưa trung bình khoảng

  1. 1500 - 2000mm/năm.
  2. 1200 - 1800mm/năm.
  3. 1300 - 2000mm/năm.
  4. 1400 - 2200mm/năm

Câu 22: Giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu là hai giải pháp quan trọng, hai nhóm giải pháp này cần được:

  1. Tiến hành riêng rẽ và cần có sự quyết liệt của chính phủ mỗi quốc gia.
  2. Bảo đảm tính chính xác, an toàn và giúp kinh tế tăng trưởng mạnh.
  3. Tiến hành đồng thời và có sự tham gia của cộng đồng để đảm bảo hiệu quả cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23: Mật độ trung bình mạng lưới sông ở nước ta khoảng:

  1. 0.06 km/km2
  2. 0.66 km/km2
  3. 1.66 km/km2
  4. 2.66 km/km2

Câu 24: Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nào sau đây không đúng?

  1. Ngắn hạn: sử dụng tối thiểu nguồn lực sẵn có ứng phó biến đổi khí hậu.
  2. Dài hạn: phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.
  3. Địa phương: trồng cây phù hợp, nâng cao nhận thức người dân về biến đổi khí hậu,...
  4. Quốc gia: xây dựng kè biển, kênh mương để hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,...

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về tính chất ẩm của khí hậu nước ta?

  1. Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm.
  2. Nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1 500 – 2 000 mm/năm.
  3. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trung bình năm khoảng 3 000 – 4 000 mm/năm.
  4. Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 98%.

 

=> Giáo án Địa lí 8 cánh diều Bài 5: Khí hậu Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay