Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Cây cao su và cà phê phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 2: Khó khăn chủ yếu của khí hậu đối với nông nghiệp nước ta hiện nay là
A. hạn hán, mưa phùn, bão.
B. nhiều thiên tai, dịch bệnh.
C. sâu bệnh và sương muối.
D. sạt lở bờ biển, cháy rừng.
Câu 3: Khí hậu không ảnh hưởng đến loại hình du lịch nào sau đây?
A. Du lịch nghỉ dưỡng.
B. Du lịch sinh thái.
C. Du lịch biển - đảo.
D. Du lịch văn hóa.
Câu 4: Một trong những điểm du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam là
A. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
B. Sa Pa (Lào Cai).
C. Ba Vì (Hà Nội).
D. Nha Trang (Khánh Hòa).
Câu 5: Các hoạt động du lịch biển ở phía Bắc Việt Nam
A. diễn ra quanh năm.
B. không diễn ra vào mùa hạ.
C. chỉ diễn ra vào mùa đông.
D. hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ.
Câu 6: Ở Việt Nam, các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch như:
A. Cửa Lò, Lăng Cô, Mỹ Khê,…
B. Sầm Sơn, Mũi Né, Phú Quốc,…
C. Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà,…
D. Lăng Cô, Nha Trang, Đà Lạt,…
Câu 7: Hiện nay, tại một số lưu vực sông của Việt Nam đang gặp tình trạng nào sau đây?
A. Đầy nước quanh năm và sử dụng lãng phí.
B. Sạt lở hai bên sông, lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
C. Ô nhiễm nước sông và hạn hán ở khắp nơi.
D. Chưa sử dụng hợp lí, ô nhiễm nguồn nước.
Câu 8: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng biến động mạnh do tác động của
A. biến đổi khí hậu.
B. nước biển dâng.
C. thời tiết cực đoan.
D. thủng tầng ô-dôn.
Câu 9: Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng
A. các tỉnh ở phía Nam.
B. trên phạm vi cả nước.
C. các tỉnh ở phía Bắc.
D. các tỉnh ở gần ven biển.
Câu 10: Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đối với thủy văn của Việt Nam?
A. Các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa có sự biến động trên cả nước.
B. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước.
C. Gia tăng sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn.
D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn, bão, rét đậm,…).
Câu 11: Vào mùa lũ, ở đồng bằng xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?
A. Ngập lụt.
B. Lũ quét.
C. Động đất.
D. Hạn hán.
Câu 12: “Các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu” – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
C. Thích ứng với biến đổi khí hậu.
D. Phòng chống biến đổi khí hậu.
Câu 13: Nhóm đất phù sa có đặc điểm nào sau đây?
A. Lớp vỏ phong hoá dày, đất thoáng khí.
B. Có chứa nhiều ôxít sắt và ôxít nhôm.
C. Đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.
D. Đất có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng.
Câu 14: Hệ quả của đất bị xói mòn, rửa trôi ở miền núi là
A. sạt lở ở miền núi.
B. bồi tụ ở đồng bằng.
C. xói lở ở trung du.
D. mài mòn ở ven biển.
Câu 15: Sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam không được thể hiện ở yếu tố nào sau đây?
A. Đa dạng về thành phần loài.
B. Đa dạng về nguồn gen.
C. Chỉ có hệ sinh thái nhân tạo.
D. Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Khi nói về tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, em hãy chọn ra đâu là ý đúng, đâu là ý sai?
a) Tính đa dạng sinh học ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.
b) Số lượng cá thể, loài sinh vật không có dấu hiệu suy giảm.
c) Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học chủ yếu do yếu tố tự nhiên.
d) Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học là do cả yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người.
Câu 2: Khi nói đặc điểm của nhóm đất phù sa, em hãy chọn ra đâu là ý đúng, đâu là ý sai?
a) Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng ít chua, tơi xốp, khá nghèo dinh dưỡng.
b) Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu.
c) Đất phù sa ở dải đồng bằng ven biển miền Trung có độ phì cao nhất.
d) Đất phù sa là nhóm đất phù hợp nhất để phát triển lâm nghiệp.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................