Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 kết nối Chủ đề 10: Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghê lựa chọn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 10: Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghê lựa chọn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Cơ sở giáo dục đại học là gì?
A. Trường đào tạo trình độ trung cấp nghề.
B. Trường đào tạo trình độ đại học và sau đại học.
C. Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm.
D. Trường tiểu học và trung học cơ sở.
Câu 2: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm các loại hình nào?
A. Trung tâm giáo dục thường xuyên, trường cao đẳng.
B. Trường trung cấp, trường cao đẳng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
C. Trường đại học, học viện, viện nghiên cứu.
D. Trường phổ thông, trung tâm dạy nghề ngắn hạn.
Câu 3: Khi lựa chọn ngành nghề, yếu tố quan trọng cần cân nhắc là gì?
A. Sở thích, năng lực, nhu cầu thị trường lao động.
B. Ngành học phổ biến nhất hiện nay.
C. Nghề có thu nhập cao nhất.
D. Nghề cha mẹ mong muốn.
Câu 4: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chức năng gì?
A. Đào tạo nhân lực có tay nghề, trình độ chuyên môn phù hợp với thị trường lao động.
B. Đào tạo nghiên cứu chuyên sâu như trường đại học.
C. Chỉ đào tạo học sinh cấp 2 và cấp 3.
D. Chỉ đào tạo những ngành liên quan đến kỹ thuật.
Câu 5: Mục đích của việc tìm hiểu thông tin về các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
A. Để biết thêm nhiều ngành nghề khác nhau
B. Để lựa chọn được môi trường học tập phù hợp với ngành nghề mong muốn
C. Để có thêm kiến thức chung về giáo dục đại học
D. Để chuẩn bị hồ sơ xét tuyển vào bất kỳ trường nào
Câu 6: Khi tham vấn thầy cô, gia đình, bạn bè về ngành, nghề lựa chọn, chúng ta cần làm gì?
A. Lắng nghe ý kiến và tự đưa ra quyết định phù hợp
B. Chỉ nghe theo ý kiến của cha mẹ
C. Chọn nghề theo xu hướng mà bạn bè đang theo đuổi
D. Không cần tham vấn ai, chỉ làm theo sở thích cá nhân
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Vì sao cần tìm hiểu các cơ sở giáo dục trước khi quyết định lựa chọn ngành, nghề?
A. Để có thông tin về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm.
B. Để chọn trường gần nhà cho tiện đi lại.
C. Để theo học cùng bạn bè.
D. Để đăng ký vào nhiều trường cùng lúc.
Câu 2: Khi tìm hiểu thông tin về cơ sở đào tạo ngành nghề mình chọn, bạn cần quan tâm đến yếu tố nào?
A. Chương trình đào tạo, học phí, cơ hội việc làm.
B. Danh tiếng của trường mà không cần quan tâm ngành đào tạo.
C. Ý kiến của người thân về trường.
D. Trường có khuôn viên đẹp, hiện đại.
Câu 3: Nếu muốn theo học ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn nên quan tâm đến yếu tố nào khi chọn trường?
A. Khuôn viên trường có đẹp không.
B. Chất lượng giảng dạy, chương trình đào tạo, cơ hội việc làm.
C. Trường có nhiều sinh viên theo học không.
D. Có nhiều hoạt động ngoại khóa hay không.
Câu 4: Nếu bạn đang phân vân giữa hai ngành nghề khác nhau, bạn nên làm gì?
A. Hỏi ý kiến cha mẹ và chọn theo mong muốn của họ.
B. Tham khảo thông tin về cả hai ngành, tham vấn thầy cô, chuyên gia và cân nhắc sở thích, năng lực bản thân.
C. Chọn ngành nào có mức lương cao hơn mà không cần quan tâm đến sở thích.
D. Đăng ký cả hai ngành để học cùng lúc.
Câu 5: Khi lập kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn, bạn cần thực hiện bước nào đầu tiên?
A. Xác định mục tiêu học tập phù hợp với ngành, nghề lựa chọn.
B. Mua đầy đủ sách vở, tài liệu tham khảo.
C. Đăng ký ngay vào các khóa học liên quan.
D. Học theo sở thích, không cần lập kế hoạch.
Câu 6: Bạn Minh muốn học ngành Điều dưỡng nhưng chưa biết trường nào đào tạo tốt. Bạn sẽ khuyên Minh điều gì?
A. Tìm hiểu danh sách các trường có đào tạo ngành Điều dưỡng, so sánh chương trình học, cơ hội việc làm.
B. Đăng ký đại một trường vì tất cả các trường đều giống nhau.
C. Học một ngành khác dễ hơn.
D. Chọn trường theo bạn bè.
Câu 7: Khi lập kế hoạch học tập theo ngành, nghề đã chọn, bước quan trọng nhất là gì?
A. Xác định mục tiêu nghề nghiệp và năng lực bản thân.
B. Chọn ngẫu nhiên một ngành.
C. Học theo xu hướng mà không cần quan tâm đến sở thích.
D. Chỉ quan tâm đến thu nhập sau này.
Câu 8: Kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp giúp học sinh đạt được mục tiêu gì?
A. Tăng cơ hội trúng tuyển vào trường mong muốn.
B. Học tập có hệ thống và có định hướng rõ ràng.
C. Rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Nếu muốn theo học ngành Giáo viên, bạn có thể lựa chọn trường học nào sau đây?
A. Học viên báo chí và tuyên truyền.
B. Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
C. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 10: Nếu muốn theo học ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể lựa chọn trường nào sau đây?
A. Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội.
B. Đại học Y Hà Nội, Học viện Hàng không Việt Nam.
C. Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội.
D. Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Câu 11: Một học sinh có mong muốn làm việc trong ngành Du lịch - Lữ hành, thì có thể theo học trường nào?
A. Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Kinh tế Quốc dân.
B. Đại học Bách khoa, Đại học Giao thông Vận tải.
C. Học viện An ninh Nhân dân, Học viện Cảnh sát Nhân dân.
D. Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Răng Hàm Mặt.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Bạn đang gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch học tập để theo đuổi ngành nghề mình chọn. Bạn nên làm gì?
A. Bỏ qua kế hoạch ban đầu và học theo cảm hứng
B. Tự điều chỉnh kế hoạch, tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, chuyên gia, gia đình để khắc phục khó khăn
C. Chỉ tập trung vào các môn mình thích mà không cần quan tâm đến kế hoạch đã đặt ra
D. Chuyển sang một ngành khác dễ học hơn mà không cần suy nghĩ
Câu 2: Bạn An muốn theo ngành Thiết kế đồ họa nhưng chưa có kỹ năng vẽ và sử dụng phần mềm thiết kế. Bạn sẽ tư vấn cho An thế nào?
A. Đăng ký các khóa học cơ bản về vẽ tay và phần mềm thiết kế.
B. Chỉ tập trung vào học lý thuyết.
C. Bỏ qua ngành này vì không có kỹ năng.
D. Chờ đến đại học mới học.
Câu 3: Bạn Lan học khá các môn xã hội nhưng lại muốn theo ngành Công nghệ thông tin. Theo bạn, Lan nên làm gì?
A. Học bổ sung kiến thức toán, logic, lập trình để xem có phù hợp không.
B. Chuyển hẳn sang ngành xã hội vì đó là thế mạnh.
C. Chỉ đăng ký vào trường đại học có ngành IT mà không cần chuẩn bị.
D. Học ngành khác dễ hơn.
………………………………………………………