Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 kết nối Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Theo em mối quan hệ là gì?

  1. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
  2. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
  3. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
  4. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  1. Mạng xã hội có thể hiểu là một ứng dụng tồn tại dưới nhiều hình thức chủ yếu giúp mọi người dễ dàng đăng tải thông tin.
  2. Mạng xã hội có thể hiểu là một nền tảng trực tuyến với tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng chia sẻ thông tin.
  3. Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.
  4. Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.

Câu 3: Học sinh có mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè là người:

  1. Có thành tích học tập tốt hơn các bạn khác.
  2. Có kĩ năng giao tiếp, hướng ngoại.
  3. Có những khó khăn nhất định trong cuộc sống.
  4. Có sức khỏe và được giao nhiệm vụ của lớp.

Câu 4: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  1. Người có thể làm chủ luôn hành động theo suy nghĩ, ý thích của mình
  2. Người có thể làm chủ luôn có cái tôi lớn, không chịu lắng nghe người khác
  3. Người có thể làm chủ luôn cho mình là đúng, không quan tâm đến ý kiến của mọi người.
  4. Người có thể làm chủ có khả năng kiềm chế được những ham muốn của bản thân.

Câu 5: Theo em thế nào được coi là làm chủ?

  1. Kiểm soát mọi cảm giác, hành vi của mình trong mọi trường hợp để không gây ra hậu quả nghiêm trọng.
  2. Kìm nén mọi cảm giác, suy nghĩ của mình trong mọi trường hợp để hướng đến mục tiêu cuối cùng.
  3. Kiểm soát hành vi của mình trong mọi trường hợp để không gây ra hậu quả.
  4. Kiểm soát mọi cảm giác, suy nghĩ của mình trong mọi trường hợp để hướng đến mục tiêu cuối cùng.

Câu 6: Đâu là cách để phát triển mối quan hệ với thầy cô?

  1. Cùng bạn thực hiện nhiệm vụ chung được giao.
  2. Khuyến khích các bạn tham gia các hoạt động tập thể lớp.
  3. Gần gũi, chia sẻ với bạn bè khó khăn trong học tập.
  4. Kính trọng, lễ phép.

Câu 7: Đâu là cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè qua mạng xã hội?

  1. Đưa ra những bình luận theo phong trào đám đông.
  2. Tham gia các nhóm kín theo lời mời, giới thiệu của bạn bè mà không cân nhắc về nội dung.
  3. Chủ động kết bạn với những người không quen biết.
  4. Kiên định, khéo léo từ chối khi bạn rủ tham gia vào các hành vi phạm pháp.

Câu 8: Đâu là mạng xã hội?

  1. E-mail.

Câu 9: Vai trò của việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và qua mạng xã hội là gì?

  1. Tạo không khí vui tươi cho mỗi buổi học, hoạt động ngoài trời.
  2. Nâng cao vị thế và sự tin tưởng của thầy cô, bạn bè đối với mình.
  3. Thể hiện cá tính của bản thân.
  4. Hòa nhập với thầy cô, bạn bè từ đó có môi trường học tập và vui chơi thoải mái.

Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và trên mạng xã hội?

  1. Chưa có lập trường và thiếu tự tin.
  2. Cởi mở, giao tiếp với mọi người.
  3. Chủ động kết thúc mối quan hệ khi cần thiết.
  4. Làm chủ được cảm xúc, hành động để giải quyết bất hòa.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện của việc làm chủ trong mối quan hệ đời sống?

  1. Bình tĩnh để làm chủ hành vi, cảm xúc trong các mối quan hệ.
  2. Chủ động thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động chung.
  3. Luôn hỏi ý kiến mọi người về các vấn đề bản thân gặp phải, giúp đỡ mình trong các hoàn cảnh khó khăn
  4. Chủ động tìm phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là việc làm chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

  1. Tham gia các hội nhóm theo sự giới thiệu của bạn bè mà không có sự chọn lọc.
  2. Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực
  3. Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ
  4. Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy

Câu 3: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn?

  1. Biết phê bình nhau trong mọi trường hợp.
  2. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.
  3. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
  4. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.

Câu 4: Đâu không phải là cách đúng để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò ?

  1. Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
  2. Bắt ép bạn giúp đỡ mình lúc mình không làm được bài.
  3. Luôn hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà thầy cô giao cho.
  4. Rủ bạn cùng tham gia các hoạt động.

Câu 5: Đâu không phải là cách phù hợp để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò?

  1. Tươi cười, chan hoà với mọi người.
  2. Nhờ bạn làm bài, trực nhật hộ mình.
  3. Thể hiện sự quan tâm đến thầy cô, bạn bè.
  4. Cho bạn bè nhiều lời khuyên tích cực.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Bạn bè với nhau có thể nhờ vả bất cứ chuyện gì, kể cả làm bài tập hộ.
  2. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường.
  3. Một mối quan hệ tốt phải dựa trên sự chân thành, tin tưởng từ cả hai phía.
  4. Không nhất thiết phải thể hiện trách nhiệm chung với lớp mới có thể giữ mối quan hệ bạn bè.

Câu 2: Tình bạn trong sáng có ở giới tính nào?

  1. Chỉ có ở nam giới.
  2. Chỉ có ở nữ giới.
  3. Không tồn tại ở bất kể giới nào.
  4. Tồn tại ở bất kể giới nào.

Câu 3: Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào?

  1. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
  2. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ.
  3. Tình bạn để vụ lợi.
  4. Tình bạn đầy toan tính.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: T là bạn thân của H. Dạo gần đây T thường xuyên nhờ H chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là H, em sẽ làm gì?

  1. Tìm hiểu lí do tại sao T lại nhờ vả mình. Nếu T gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết.
  2. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà.
  3. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp T.
  4. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn T.

Câu 2: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: mang ý nghĩa gì?

  1. Không nên chơi với bất kì ai.
  2. Cần lựa chọn người bạn tốt để chơi cùng.
  3. Chỉ nên chơi với người quen biết.
  4. Nên chơi với tất cả mọi người.

 

 

=> Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường - Tuần 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay