Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 kết nối Chủ đề 2: Khám phá bản thân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: Khám phá bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
BÀI 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em, đặc điểm riêng là gì?
- Điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng.
- Điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng khác
- Điểm dị biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh hình dáng, tính chất với đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng gần giống.
- Điểm nổi bật, riêng biệt của người này để so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của người khác
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Đặc điểm riêng của mỗi người chỉ là các điểm yếu của cá nhân đó.
- Đặc điểm riêng chỉ dựa trên v iệc xác định điểm mạnh của mỗi người..
- Mỗi người đều có những đặc điểm riêng bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu.
- Đặc điểm riêng của mỗi cá nhân bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, điểm giống nhau với những người khác.
Câu 3: Mục đích của việc khác phá đặc điểm riêng của bản thân là:
- Nâng cao giá trị của bản thân trong mắt người khác.
- Hiểu được điểm mạnh từ đó phát triển bản thân hơn nữa.
- Thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh.
- Khiến mọi người nể phục, ngưỡng mộ bản thân.
Câu 4: Đâu là tính từ để miêu tả nét đặc trưng ngoại hình của bản thân:
- Dịu dàng.
- Dễ thương.
- Hiếu thắng.
- Xinh xắn.
Câu 5: Theo em cần xác định đặc điểm riêng của bản thân theo các ý nào?
- Sở thích, thói quen, điểm chung.
- Thói quen, phẩm chất, kĩ năng sống, lời chào.
- Hứng thú, năng lực, điểm chung.
- Sức khỏe, năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống.
Câu 6: Theo em, đâu là những thay đổi mỗi người phải gặp trong cuộc sống?
- Làm việc nhà giúp bố mẹ.
- Nhận được lời khen từ thầy cô.
- Đổi chỗ với bạn cùng bàn.
- Chuyển đến chỗ ở mới.
Câu 7: Đặc điểm dễ dàng nhận ra nhất khi so sánh hai hay nhiều người là gì?
- Sở thích, thói quen.
- Tính cách, sở thích.
- Ngoại hình, tính cách.
- Ngoại hình, hình dáng.
Câu 8: Việc xác định điểm yếu của mỗi người có tác dụng gì?
- Làm nổi bật điểm mạnh của bản thân.
- Hoàn thiện điểm mạnh của bản thân.
- Che giấu điểm yếu để hoàn thiện bản thân.
- Cải thiện, củng cố và khắc phục bản thân.
Câu 9: Việc xác định đặc điểm riêng của bản thân có ảnh hưởng gì đến nghề nghiệp sau này?
- Tìm ra các hướng giải quyết các khó khăn trong công việc tương lai.
- Xác định các trở ngại trong việc hướng nghiệp.
- Loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến công việc tương lai.
- Định hướng nghề nghiệp theo đam mê và sở trường.
Câu 10: Cách nhận biết nét đặc trưng tính cách của bản thân?
- Dựa trên biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày.
- Dựa trên sự phán xét của người khác.
- Dựa trên đặc điểm tính cách của mọi người trong gia đình.
- Dựa trên tính cách của các bạn chơi cùng.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là một cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân?
- Sống khép kín, ngại đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân.
- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bản thân.
- Việc sử dụng các phương tiện bằng điện cũng gây hại cho môi trường.
- Sẵn sàng tham gia các câu lạc bộ, hoạt động em yêu thích.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là trường hợp cần thay đổi trong cuộc sống?
- Bước vào ngôi trường mới.
- Chuyển nhà đến một khu dân cư khác.
- Phát huy truyền thống nhà trường.
- Gia đình bất ngờ gặp khó khăn trong cuộc sống.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về yêu cầu để tích ứng được với sự thay đổi?
- Lo lắng về các yếu tố khách quan.
- Vượt khó.
- Suy nghĩ tích cực.
- Kĩ năng quản lí cảm xúc.
Câu 4: Đâu không phải là điều nên làm khi hồi hộp, lo lắng khi tiếp xúc với người lạ?
- Suy nghĩ tích cực để trấn an bản thân.
- Mất kiểm soát cảm xúc, lúng túng.
- Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh.
- Tìm các chủ đề chung để trò chuyện.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây là không phải cách để điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi?
- Xác định những điểm bản thân cần điều chỉnh để thích ứng được với sự thay đổi bằng cách so sánh, đối chiếu đặc điểm của bản thân với những yêu cầu trên.
- Lập kế hoạch để điều chỉnh những điểm đó
- Kiên trì rèn luyện theo kế hoạch thay đổi đã lập.
- Thay đổi theo góp ý và nhận định của một người đáng tin cậy.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Em là một học sinh giỏi giao tiếp tiếng Anh. Để phát huy và phát triển năng lực đó của mình em sẽ làm gì?
- Viết các bài đăng lên mạng xã hội bằng tiếng anh về các bài học tiếng Anh của mình.
- Dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ tại địa phương.
- Giao tiếp với khách du lịch nước ngoài bằng tiếng Anh khi có thể.
- Đọc các bài báo, trang thông tin của nước ngoài bằng tiếng Anh.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng về người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc?
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường thể hiện cảm xúc thật trong mọi hoàn cảnh.
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường khó có thể nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm.
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có tính cách hướng nội, ngại giao tiếp.
- Người có kĩ năng kiểm soát cảm xúc thường có thể biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân
Câu 3: Ý nào sau đây được xem là một trong những cách thương thuyết?
- Nêu những điều có lợi cho bản thân và bất lợi cho đối phương.
- Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn chưa thể thoả thuận được, cần chờ thời gian hợp lí khác để giải quyết vấn đề.
- Nhấn mạnh lại ý kiến của mình khi hai bên đã đạt được sự đồng thuận.
- Lắng nghe đối phương và đưa ra một thỏa hiệp có lợi cho bản thân.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nhà cung ứng A muốn kí kết hợp đồng với cửa hàng B. Tuy nhiên cửa hàng B yêu cầu số lượng lớn hàng hóa và phải giao trong thời gian ngắn. Để thuyết phục cửa hàng B kí kết hợp đồng, nhà cung ứng A có hứa sẽ đền bù thiệt hại nếu không thực hiện đúng hợp đồng. Nhà cung ứng A đã dùng phương pháp nào khi thương thuyết ?
- Hướng tới sự cam kết và lợi ích của đối phương.
- Phân tích sự ưu thế của mình để đối phương quyết định.
- Chú trọng phân tích lợi ích của cửa hàng B khi kí hợp đồng.
- Đánh vào lợi nhuận mà cửa hàng B sẽ đạt được.
Câu 2: Theo em để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực cần làm gì?
- Suy nghĩ nhiều lần về những cảm xúc tiêu cực đã xảy ra.
- Lấy lại bình tĩnh bằng cách hít thở sâu/ đi dạo/ tâm sự với người đáng tin cậy.
- Giữ kín những suy nghĩ tiêu cực và không chia sẻ cho bất kì ai.
- Tránh không tiếp xúc với mọi người để giảm nguy cơ mâu thuẫn trong cuộc sống.
=> Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tuần 4