Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 kết nối Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Theo em, bảo vệ môi trường là gì?

A. Là những hoạt động thiết thực của con người để cho môi trường sống xung quanh của chúng ta luôn được sạch đẹp, trong lành.

B. Là những hoạt động thiết thực của con người để cải thiện cho môi trường sống xung quanh của chúng ta luôn được sạch đẹp, trong lành.

C. Là những hoạt động thiết thực của con người để giữ cho môi trường sống xung quanh của chúng ta luôn được sạch đẹp, trong lành.

D. Là những hoạt động thiết thực của con người để cải thiện và giữ cho môi trường sống xung quanh của chúng ta luôn được sạch đẹp, trong lành.

Câu 2: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước là gì?

A. Sự bùng nổ dân số.

B. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt không được xử lý.

C. Sự di cư của con người từ nông thôn ra thành phố.

D. Thiếu cây xanh trong khu vực đô thị.

Câu 3: Hành động nào dưới đây giúp bảo vệ môi trường?

A. Đốt rác thải nhựa để giảm số lượng rác.

B. Dùng túi vải thay cho túi nilon khi đi chợ.

C. Xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra sông suối.

D. Chặt cây xanh để xây dựng nhà cửa.

Câu 4: Đâu không phải là một vấn đề môi trường tự nhiên ở địa phương?

A. Âm thanh.

B. Nước.

C. Không khí.

D. Hệ thống miễn dịch.

Câu 5: Tại sao rác thải nhựa lại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng?

A. Vì nhựa khó phân hủy và tồn tại lâu trong môi trường.

B. Vì nhựa dễ cháy và gây hỏa hoạn.

C. Vì nhựa có mùi khó chịu.

D. Vì nhựa chỉ có thể tái sử dụng một lần.

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là một vấn đề môi trường tự nhiên ở địa phương?

A. Ô nhiễm không khí do khói bụi từ xe cộ.

B. Rác thải nhựa làm ô nhiễm sông ngòi.

C. Quá trình đô thị hóa làm giảm diện tích cây xanh.

D. Xây dựng thêm nhiều công viên và hồ sinh thái.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường?

A. Khai thác nguồn tài nguyên bất hợp lí để làm nguyên liệu sản xuất.

B. Nước thải trong quá trình sản xuất xả thẳng ra môi trường.

C. Tính nhất quán trong việc sản xuất và xả thải.

D. Âm thanh của máy móc gây ra ô nhiễm tiếng ồn.

Câu 2: Hành động nào sau đây không phải là một hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên?

A. Phân loại rác thải tại nguồn.

B. Sử dụng túi ni lông một lần khi đi chợ.

C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

D. Trồng cây xanh trong khuôn viên trường học.

Câu 3: Trong các ý kiến sau, ý kiến nào là đúng?

A. Việc trồng thêm cây xanh trong thành phố sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính do cây hấp thụ CO₂.

B. Bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

C. Rác thải nhựa có thể tự phân hủy trong môi trường trong vòng vài ngày nên không gây hại nhiều đến hệ sinh thái.

D. Chỉ những nhà máy lớn mới gây ô nhiễm môi trường, còn các hoạt động cá nhân không ảnh hưởng đến môi trường.

Câu 4: Nếu bạn thấy một nhóm bạn vứt rác bừa bãi trong công viên, bạn sẽ làm gì?

A. Lờ đi vì không liên quan đến mình.

B. Tham gia vứt rác cùng các bạn.

C. Nhắc nhở các bạn vứt rác đúng nơi quy định.

D. Báo với cơ quan chức năng ngay lập tức.

Câu 5: Ý kiến nào sau đây không phải nội dung kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh?

A. Thực hiện nghiêm túc những quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

B. Xử phạt những cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm.

C. Khai thác nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất và kinh doanh hợp lí, không làm môi trường suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên.

D. Ưu tiên sử dụng những nguyên, vật thân thiện với môi trường và năng lượng xanh.

Câu 6: Ý kiến nào sau đây không phải hành động tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên?

A. Sử dụng phương phát thải khí cao.

B. Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

C. Thu gom và phân loại rác thải.

D. Tuyên truyền bảo vệ môi trường.

Câu 7: Ý kiến nào sai trong các ý kiến dưới đây?

A. Việc sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp có thể gây ô nhiễm nguồn nước và đất.

B. Hiệu ứng nhà kính chủ yếu do các hoạt động của con người thải ra quá nhiều khí CO₂, CH₄ và các khí nhà kính khác.

C. Chỉ có các tổ chức bảo vệ môi trường mới có trách nhiệm bảo vệ môi trường, cá nhân không cần tham gia.

D. Việc tái chế rác thải có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Theo em, đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhà kính?

A. Khí H2 ngày càng tăng bởi các hoạt động sản xuất hóa chất công nghiệp.

B. Khí CO2 ngày càng tăng bởi các hoạt động sinh hoạt, khai thác của con người.

C. Khí CO2 ngày càng tăng bởi hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người.

D. Khí H2 ngày càng tăng bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp và du lịch.

Câu 2: Trong các hoạt động sau, đâu không phải là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. Sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện.

B. Chặt phá rừng làm giảm khả năng hấp thụ CO₂.

C. Đốt than, dầu và khí đốt trong sản xuất công nghiệp.

D. Sử dụng phương tiện giao thông chạy bằng xăng dầu.

Câu 3: Tại sao việc chặt phá rừng có thể làm trầm trọng hơn hiệu ứng nhà kính?

A. Vì rừng giúp hấp thụ khí CO₂, khi bị chặt phá, lượng CO₂ trong khí quyển tăng lên.

B. Vì rừng phát thải nhiều khí nhà kính khi cây cối quang hợp.

C. Vì cây xanh phản xạ nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với mặt đất trống.

D. Vì rừng làm tăng nhiệt độ toàn cầu do chắn gió.

…………………………………….

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay