Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 kết nối Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 3: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Theo em,  kỷ luật là gì?

  1. Những quy tắc, quy định mà cả xã hội cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra.
  2. Những quy tắc, quy định mà công dân đó cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra
  3. Những quy định mà các thành viên trong xã hội cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra
  4. Những quy tắc, quy định mà mỗi thành viên trong tập thể đó cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về  đặc điểm của kỷ luật?

  1. Tạo nên trên nền tảng của những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của quốc gia
  2. Bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.
  3. Làm cho bản thân mỗi người sống theo khuôn phép, gò bó.
  4. Giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.

Câu 3:Tính kỷ luật là gì?

  1. Đặc tính của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động
  2. Bản chất của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động
  3. Tính cách của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động
  4. Thói quen của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động

Câu 4: Dấu hiệu của người sống có kỷ luật là:

  1. Bộc lộ tính vị kỉ của bản thân, luôn đề cao cái tôi trước tập thể.
  2. Đề cao khả năng của mình và nhận trách nhiệm lớn lao, cao cả về mình.
  3. Bộc lộ tính chủ quan, quyết định theo lý trí cá nhân để phục vụ cho lợi ích của bản thân.
  4. Có năng lực làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kể một cá thể nào bên ngoài

Câu 5: Theo em, lợi ích của kỷ luật đối với sự phát triển chung của tập thể, xã hội là gì?

  1. Giúp cho đời sống – kinh tế của con người ngày càng phát triển không ngừng.
  2. Có năng lực làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kể một cá thể nào bên ngoài.
  3. Tạo nên sự xuất chúng cho mỗi cá nhân trong một tập thể.
  4. Giúp cho mỗi cá nhân có cơ hội được cống hiến tài năng của mình cho xã hội.

Câu 6: Theo em, thế nào là nỗ lực hoàn thiện bản thân?

  1. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh của bản thân.
  2. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh và khắc phục những yếu điểm của bản thân.
  3. Khắc phục những yếu điểm của bản thân.
  4. Đánh giá, đưa ra nhìn nhận khách quan về ưu và nhược điểm của bản thân.

Câu 7: Đâu là nỗ lực hoàn thiện bản thân?

  1. Cố gắng, kiên trì khi gặp khó khăn, thử thách.
  2. Giúp đỡ bạn bè khi bản thân rảnh rỗi
  3. Không tham gia các hoạt động của xã hội và nhà trường tổ chức.
  4. Đánh giá, phán xét người khác về thái độ, cách ứng xử.

Câu 8: Đâu là cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân?

  1. Sống khép kín, xa lánh bạn bè.
  2. Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.
  3. Cho bạn xem bài, nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra.
  4. Khuyến khích bạn tham gia các hoạt động thể thao hàng ngày.

Câu 9: Theo em, trong trường hợp nào bản thân cần quản lí cảm xúc?

  1. Các bạn trong lớp hiểu lầm về con người em và có những lời ác ý.
  2. Em được cô giáo và các bạn tròn lớp tuyên dương thành tích trong học tập.
  3. Em là học sinh gương mẫu trong trường, nhận được sự tin yêu của các bạn.
  4. Các bạn trong lớp yêu mến và bổ nhiệm em làm lớp trưởng.

Câu 10: Đâu là từ miêu tả cảm xúc?

  1. Thân thiện.
  2. Hậm hực.
  3. Hòa đồng.
  4. Dễ mến.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đâu không phải là cách để quản lí cảm xúc khi gặp vấn đề không mong muốn?

  1. Phản pháo lại những điều mình không thích.
  2. Hít thở sâu.
  3. Thả lỏng cơ thể.
  4. Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu.

Câu 2: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân?

  1. Chủ động gần gũi, tâm sự với các bạn.
  2. Khích lệ các bạn phát huy khả năng riêng.
  3. Để các bạn có suy nghĩ tiêu cực và không thể xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân.
  4. Cùng các bạn xây dựng mục tiêu, kế hoạch thay đổi bản thân.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?

  1. Mua sắm các vật dụng bản thân yêu thich.
  2. Tuân thủ các mức chi tiêu đã đề ra.
  3. Ghi chép các khoản thu chi.
  4. Điều chỉnh khoản chi tiêu không cần thiết.

Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của người có tính kỉ luật trong tập thể?

  1. Tự tạo thói quen trong việc tuân thủ kỉ luật chung.
  2. Không muốn tham gia các hoạt động có tính tập thể.
  3. Nghiêm túc thực hiện các quy định đã đưa ra.
  4. Tích cực cải thiện bản thân để tránh vi phạm vào quy định.

Câu 5: Ý nào sau đây không thể hiện sự trách nhiệm trong chi tiêu của bản thân?

  1. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lí, chi tiết, lập danh sách các sản phẩm cần mua trước khi mua sắm.
  2. Cả nhóm bạn rủ nhau đi xem phim tuy nhiên trời mưa nên Nam nói “Trời mưa rồi chúng mình về nhà đi. Ngày mai rồi đi xem phim nhé”.
  3. Tạo thói quen theo dõi thu chi cá nhân, quản lí chi tiêu không vượt quá mức sống.
  4. Không để bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi, tiếp thị, quảng cáo mà cần đánh giá đúng nhu cầu với sản phẩm.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Khi mắc lỗi, người sống có kỉ luật thường?

  1. Thừa nhận sai trái và chịu trách nhiệm với hành động của mình.
  2. Than thở và tìm lí do giải thích cho lỗi sai đó.
  3. Tìm người bao che, bảo vệ cho mình.
  4. Tìm cách đổ lỗi cho người khác.

Câu 2: Để chấp hành kỷ luật cần làm gì?

  1. Đưa ra nhiều cách khác nhau để thực hiện cam kết
  2. Lắng nghe các ý kiến khác để thay đổi kế hoạch
  3. Thực hiện cam kết từng ngày theo sở thích
  4. Lập kế hoạch thực hiện cam kết.

Câu 3: Theo em như thế nào được coi là người biết quản lí chi tiêu cá nhân hợp lí?

  1. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo phong trào.
  2. Là người mua và sử dụng các sản phẩm đúng mục đích, nhu cầu, yêu cầu không gây ra tình trạng lãng phí
  3. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo sự tư vấn của của mọi người và không quan tâm đến sự thiết yếu của sản phẩm.
  4. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo đúng sở thích, mong muốn của bản thân

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Lan vô tình nghe được một số bạn trong lớp nói những lời không đúng về mình. Nếu em là Lan em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ tới chỗ các bạn đó và bày tỏ sự không hài lòng của mình.
  2. Em sẽ bình tĩnh và giải thích với các bạn đã hiểu sai về mình.
  3. Em sẽ không chơi và tỏ thái độ không hài lòng về các bạn.
  4. Em sẽ trực tiếp thông báo với cả lớp về hành động của các bạn kia.

Câu 2: Duy có một số tiền tiết kiệm nhỏ để đóng góp vào quỹ từ thiện của lớp. Trên đường đi đến trường, Duy có thấy một cửa hàng đồ dùng học tập và ghé vào và thấy một chiếc bút rất đẹp. Tuy nhiên nếu Duy mua bút thì sẽ tiêu vào số tiền đem đi quyên góp. Nếu là Duy em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ mua chiếc bút và đóng góp số tiền ít đi.
  2. Em sẽ mua chiếc bút đó vì em rất thích.
  3. Em sẽ không mua bút và để số tiền đó đóng góp từ thiện.
  4. Em sẽ để dành số tiền quyên góp và mua chiếc bút khác rẻ hơn. .

 

 

=> Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân - Tuần 6

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay