Phiếu trắc nghiệm HĐTN 11 kết nối Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1:  Theo em, trách nhiệm là gì?

  1. Là những điều mình muốn làm và mong muốn được làm.
  2. Là những điều gia đình, thấy có mong muốn mình làm
  3. Là những điều mình phải thực hiện trong giai đoạn là học sinh.
  4. Là những điều đúng đắn mình cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trách nhiệm?

  1. Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.
  2. Làm cho con người trưởng thành hơn.
  3. Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao.
  4. Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 3: Tại sao phải sống có trách nhiệm?

  1. Làm cho bản thân sống có ích hơn.
  2. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
  3. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.
  4. Làm cho bản thân học giỏi hơn.

Câu 4: Dấu hiệu của người sống có trách nhiệm là:

  1. Biết đặt ra giới hạn cho bản thân.
  2. Biết quản lí chi tiêu.
  3. Biết quản lí cảm xúc.
  4. Biết đặt ra mục tiêu cho hoạt động của bản thân.

Câu 5: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với gia đình?

  1. Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
  2. Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo
  3. Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
  4. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh

Câu 6: Theo em, làm cách nào để giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?

  1. Giữ cái tôi của bản thân, không chịu lắng nghe mọi người.
  2. Chủ động nói chuyện với người thân để hóa giải mâu thuẫn, xung đột.
  3. Luôn cho bản thân là người đúng và giữ nguyên quan điểm bản thân.
  4. Đưa ra những lí do bào chữa cho bản thân, không nhìn nhận vào vấn đề.

Câu 7: Vì sao cần tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc trong gia đình?

  1. Tạo nên sự hỗ trợ, chia sẻ giữa các thành viên.
  2. Cuộc sống có khuôn khổ cần tuân theo.
  3. Các thành viên phải tuân thủ theo quy định của người chủ gia đình.
  4. Phân chia công bằng công việc đối với tất cả các thành viên từ trẻ em đến bố mẹ, ông bà.

Câu 8: Nên làm gì để thực hiện chi tiêu gia đình phù hợp trước ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo?

  1. Tải các ứng dụng mua sắm trực tuyến để lựa chọn đa dạng các mặt hàng.
  2. Mua sắm theo các quảng cáo, bài đánh giá trên mạng.
  3. Xem các quảng cáo để có sự lựa chọn theo mẫu ưng ý.
  4. Xem xét các chính sách của sản phẩm và chính sách khuyến mại.

Câu 9: Theo em như thế nào được coi là người có kế hoạch chi tiêu phù hợp với tài chính gia đình?

  1. Là người mua và sử dụng các sản phẩm đúng mục đích, nhu cầu, yêu cầu không gây ra tình trạng lãng phí
  2. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo đúng sở thích, mong muốn của bản thân
  3. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo phong trào.
  4. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo sự tư vấn của của mọi người và không quan tâm đến sự thiết yếu của sản phẩm

Câu 10: Vai trò của thể hiện sự quan tâm, chăm sóc gia đình là?

  1. Nâng cao giá trị bản thân
  2. Giảm bớt sự va chạm, mâu thuẫn.
  3. Được mọi người tín nhiệm.
  4. Được nhiều người ngưỡng mộ.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đâu không phải là yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu gia đình?

  1. Sản phẩm được bày bán công khai.
  2. Chiến dịch quảng cáo, tiếp thị về sản phẩm.
  3. Gía thành của sản phẩm.
  4. Sở thích và nhu cầu mua sắm của bản thân.

Câu 2: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình?

  1. Chủ động tâm sự với người thân khi họ có các vấn đề về tinh thần.
  2. Hỏi thăm đến tình trạng sức khỏe hàng ngày của người thân.
  3. Để người thân tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
  4. Quan tâm đến vấn đề tâm lí của người thân hàng ngày.

Câu 3: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?

  1. Né tránh nhìn nhận sự việc.
  2. Đặt mình vào vị trí người thân để hiểu cảm xúc của họ.
  3. Nói chuyện riêng với từng người để hiểu suy nghĩ của họ.
  4. Xác định nguyên nhân gây ra mâu thuẫn.

Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của người tự giác tham gia vào lao động trong gia đình?

  1. Lập danh sách và thực hiện các công việc cần làm.
  2. Nhờ người thân hoàn thành phần công việc được giao.
  3. Tự giác hoàn thành công việc của bản thân.
  4. Chủ động giúp đỡ người thân trong trường hợp cần thiết.

Câu 5: Ý nào sau đây không thể hiện sự trách nhiệm trong chi tiêu của bản thân?

  1. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lí, chi tiết, lập danh sách các sản phẩm cần mua trước khi mua sắm.
  2. Cả nhóm bạn rủ nhau đi xem phim tuy nhiên trời mưa nên Nam nói “Trời mưa rồi chúng mình về nhà đi. Ngày mai rồi đi xem phim nhé”.
  3. Tạo thói quen theo dõi thu chi cá nhân, quản lí chi tiêu không vượt quá mức sống.
  4. Không để bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi, tiếp thị, quảng cáo mà cần đánh giá đúng nhu cầu với sản phẩm.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Khi có mâu thuẫn trong gia đình, người nhận ra lỗi của mình nên làm gì?

  1. Thừa nhận sai trái và rút ra bài học kinh nghiệm
  2. Than thở và tìm lí do giải thích cho lỗi sai đó.
  3. Tìm người bao che, bảo vệ cho mình.
  4. Tìm cách đổ lỗi cho người khác.

Câu 2: Để tiết kiệm, có kế hoạch chi tiêu, các mục trong bảng kế hoạch cần có những mục nào?

  1. Chi phí phát sinh, tổng chi tiêu.
  2. Tổng thu, mức chi tiêu, chi phí thiết yếu.
  3. Mức chi tiêu, chi phí thiết yếu.
  4. Dự kiến chi tiêu, chi phí phát sinh, tổng chi.

Câu 3: Để thực hiện lối sống có trách nhiệm với công việc gia đình?

  1. Làm tất cả các công việc.
  2. Lập kế hoạch thực hiện cam kết.
  3. Thực hiện cam kết từng ngày theo sở thích.
  4. Thay đổi kế hoạch.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Gia đình Thu lên kế hoạch tiết kiệm một khoản tiền cho việc tổ chức một hoạt động thiện nguyện trị giá 10 triệu đồng vào cuối tháng. Nhưng đến giữa tháng mẹ Thu phát hiện gia đình đã chi cho khoản mua thiết bị gia dụng vượt quá 1 triệu vào số tiền thiện nguyện. Nếu em là Thu em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ đề xuất hủy bỏ hoạt động thiện nguyện vì không đủ kinh phí.
  2. Em sẽ đề xuất bố mẹ ghi chép lại các khoản chi tiêu để dễ kiểm soát, tránh bội thu.
  3. Em sẽ khuyên bố mẹ dùng số tiền đó thay vì tổ chức hoạt động lần này vì không đủ kinh phí.
  4. Em sẽ khuyên bố mẹ thay đổi mức kinh phí con số thấp hơn.

Câu 2: Duy được các bạn trong lớp rủ tham gia văn nghệ lớp nhưng mẹ Duy đang bị ốm, bố Duy đi làm xa. Duy đã không tham gia cùng các bạn và về nhà chăm sóc mẹ. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  1. Duy không thể hiện sự quan tâm tới mẹ.
  2. Duy làm mất tình cảm bạn bè.
  3. Duy là người con có trách nhiệm
  4. Duy đã không hiểu sự quan tâm của bạn.

 

 

=> Giáo án HĐTN 11 kết nối Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình - Tuần 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay