Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ, người ta không dùng phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp chưng cất
B. Phương pháp chiết
C. Phương pháp kết tinh
D. Phương pháp sulfate
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là chính xác?
A. Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất rắn ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn
B. Phương pháp chưng cất dùng để tách chất rắn và chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn
C. Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn
D. Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi giống nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn
Câu 3: Phương pháp chiết có thể được thực hiện bằng bao nhiêu cách khác nhau?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Phương pháp nào được sử dụng để tách và làm sạch các chất ở trạng thái rắn?
A. Chiết
B. Chưng cất
C. Kết tinh
D. Sắc kí cột
Câu 5: Sắc kí cột thường được sử dụng cho mục đích gì?
A. Tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau
B. Tách các chất hữu cơ có hàm lượng lớn và khó tách ra khỏi nhau
C. Tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và dễ tách ra khỏi nhau
D. Tách các chất hữu cơ có hàm lượng lớn và dễ tách ra khỏi nhau
Câu 6: Dùng phương pháp nào thích hợp cho việc tách hỗn hợp alcohol và nước?
A. Phương pháp cô cạn
B. Phương pháp lọc
C. Phương pháp chưng cất
D. Phương pháp chiết
Câu 7: Quá trình nào sau đây thuộc phương pháp kết tinh
A. Ngâm rượu thuốc
B. Làm đường mía từ nước mía
C. Giã lá chàm, lấy nước để nhuộm vải
D. Nấu rượu
Câu 8: Sự giống nhau giữa phương pháp chiết lỏng – lỏng và phương pháp chiết lỏng – rắn là
A. Đều dựa vào sự hoàn tan khác nhau các các chất trong môi trường không trộn lẫn vào nhau
B. Dùng để tách các chất hữu cơ hòa tan trong nước
C. Dùng dung môi lỏng hòa tan các chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn
D. Dung môi cần dùng có nhiệt độ sôi cao
Câu 9: Bộ dụng cụ như hình vẽ bên mô tả cho phương pháp tách chất nào?
A. Chiết
B. Chưng cất
C. Kết tinh
D. Sắc ký
Câu 10: Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) cho biết
A. Số lượng các nguyên tố trong hợp chất.
B. Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất
C. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
D. Tất cả đều sai
Câu 11: Công thức tổng quát cho biết
A. Các tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ
B. Khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
C. Các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ
D. Chính xác thành phần phần trăm của mỗi nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
Câu 12: Phương pháp phổ khối lượng được dùng để
A. Xác định khối lượng các hợp chất hữu cơ
B. Xác định khối lượng phân tử các hợp chất hữu cơ
C. Nhận xét tính chất các hợp chất hữu cơ
D. Chỉ ra khả năng phản ứng của các hợp chất hữu cơ
Câu 13: Cho các phát biểu sau, phát biểu không đúng là
A. Công thức tổng quát cho biết các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ
B. Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ
C. Phương pháp phổ khối lượng dùng để xác định khối lượng phân tử các hợp chất hữu cơ
D. Trong máy khối phổ, chất nghiên cứu bị bắn phá bởi một dòng photon
Câu 14: Chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Công thức phân tử của X có thể là
A. C2H4O
B. C2H4O2
C. C3H6O2
D. C3H6O
Câu 15: Trong phân tử chất hữu cơ carbon có hóa trị
A. IV
B. II
C. III
D. II, IV, VI
Câu 16: ............................................
............................................
............................................