Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
CHƯƠNG 5. PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN
BÀI 15. THẾ ĐIỆN CỰC VÀ NGUỒN ĐIỆN HOÁ HỌC
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Thế điện cực tiêu chuẩn của một điện cực được ký hiệu là gì?
A. E
B. Eo
C. φ
D. pH
Câu 2: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn kim loại Al?
A. Fe.
B. Cu.
C. Mg.
D. Ag.
Câu 3: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Al3+
B. Mg2+.
C. Ag+.
D. Na+.
Câu 4: Biết E0Ag+/Ag = + 0,8V, E0Fe3+/Fe2+ =0,77V. Vậy nhận định nào sau đây đúng?
A. Ion Fe3+ oxi hoá được Ag.
B. Ion Fe2+ bị oxi hoá bởi Ag+.
C. Ion Ag+ bị khử bởi ion Fe3+ .
D. Ion Fe2+ oxi hoá được Ag.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng về suất điện động của nguồn điện?
A. Đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
B. Suất điện động của nguồn càng lớn thì khả năng sinh công của nguồn điện càng cao.
C. Suất điện động là đại lượng vô hướng ảnh.
D. Suất điện động có cùng đơn vị với cường độ điện trường.
Câu 6: Tại điện cực Zn trong pin Zn-Cu, xảy ra hiện tượng gì?
A. Phản ứng khử ion Cu2+ thành Cu.
B. Phản ứng oxi hóa Zn thành ion Zn2+.
C. Phản ứng trung hòa.
D. Không có phản ứng hóa học nào xảy ra.
Câu 7: Chất nào sau đây đóng vai trò là chất khử trong pin Zn-Cu?
A. Điện cực Zn.
B. Dung dịch điện phân.
C. Điện cực Cu.
D. Dòng điện chạy trong mạch ngoài.
Câu 8: Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2;
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:
A. Fe2+, Ag+, Fe3+.
B. Ag+, Fe2+, Fe3+.
C. Fe2+, Fe3+, Ag+.
D. Ag+, Fe3+, Fe2+.
Câu 9: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
B. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+.
C. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
D. Cu khử được Fe3+ thành Fe.
Câu 10: Phản ứng Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2 cho thấy
A. Đồng có tính oxi hóa kém hơn sắt.
B. Đồng có thể khử Fe3+ thành Fe2+.
C. Đồng kim loại có tính khử mạnh hơn Fe.
D. Sắt kim loại bị đồng đẩy ra khỏi dung dịch muối.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là
A. Fe và dung dịch CuCl2.
B. Fe và dung dịch FeCl3.
C. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2.
D. Cu và dung dịch FeCl3.
Câu 2: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.
B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.
D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiệu điện thế điện hóa?
A. Ngâm một thanh đồng và một thanh kẽm vào dung dịch sulfuric acid.
B. Ngâm 2 thanh nhôm vào dung dịch sulfuric acid.
C. Ngâm một thanh nhựa và một thanh thủy tinh vào dung dịch sulfuric acid.
D. Ngâm một thanh đồng và một thanh kẽm vào nước nguyên chất.
Câu 4: Hiệu điện thế điện hóa là hiệu điện thế
A. Giữa hai điểm trong điện trường
B. Giữa hai điểm trong điện trường đều
C. Giữa hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được ngâm vào dung dịch điện phân
D. Giữa hai bản của tụ điện
Câu 5: Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Zn-Cu thì
A. nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng
B. khối lượng của điện cực Cu giảm
C. nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch tăng
D. khối lượng của điện cực Zn tăng
Câu 6: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?
.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
a) Trong phản ứng Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu, nguyên tử Fe bị khử.
b) Trong một pin điện hóa, điện năng được sinh ra do sự di chuyển của các ion trong dung dịch điện phân.
c) Suất điện động tiêu chuẩn của một điện cực phụ thuộc vào bản chất của điện cực và nồng độ dung dịch điện phân.
d)
Trả lời:
a) Đ
b) Đ
c) Đ
d)
Câu 2: Cho nguyên tố Ganvanic gồm điện cực hydrogen tiêu chuẩn (1) và điện cực
H2(pH2 = 1 atm, Pt) nhúng vào trong dung dịch HCl 0,1M (2). Ở nhiệt độ nhất
định nguyên tố này có:
a) Sức điện động giảm khi pha loãng dung dịch ở điện cực (2).
b) Thế điện cực của điện cực (2) giảm khi nồng độ của dung dịch HCl giảm
c) Điện cực (1) làm điện cực dương.
d) Quá trình oxi hóa xảy ra trên điện cực (2).
Trả lời:
a) S
b) Đ
c) Đ
d) Đ
Câu 3: Pin Sn|Sn2+ 1M ∥ Pb2+ 0,46M | Pb được thiết lập ở 25OC. Cho biết thế điện
cực tiêu chuẩn Eo Sn2+/Sn = - 0,14V; Eo Pb2+/Pb = - 0,13V
a) Sức điện động của pin E = -0,01V
b) Sức điện động của pin E = 0,01V
c) Ở điện cực Pb có Pb bám vào; ở điện cực Sn, Sn bị tan ra.
d) Ở mạch ngoài, electron chuyển từ điện cực Sn sang điện cực Pb
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học