Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Việc thực hiện tốt quy định công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được thể hiện trong trường hợp nào dưới đây?
Trường hợp 1: Anh B là con trai của chủ tịch tỉnh X, anh B cùng với chị C có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Khi đưa ra xét xử, thấy hành vi của anh B có tính chất dã man, còn chị C là đồng phạm. Vì vậy, tòa tuyên án anh B 2 năm 4 tháng tù, còn chị C bị tuyên mức án là 1 năm 7 tháng tù.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp A có hành vi trốn thuế, sau khi điều tra và phát hiện doanh nghiệp A đã cấu kết với một cán bộ trong cơ quan thuế để thực hiện trót lọt hành vi này. Cơ quan điều tra đã khởi tố những người liên quan trong doanh nghiệp thực hiện hành vi này và cả người cán bộ trong cơ quan thuế để xử lý một cách nghiêm minh, đúng pháp luật.
Trường hợp 3: Tại một ngã tư giao thông, ông M (nhân viên) và ông N (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông. Khi bị anh C (cảnh sát giao thông) lập biên bản, ông N đã lợi dụng chức vụ và những mối quan hệ của mình để tác động tới anh C. Kết quả là ông N không bị xử phạt trong khi ông M phải nộp phạt 400.000 đồng.
A. Trường hợp 1 và 3.
B. Trường hợp 2 và 3.
C. Trường hợp 1 và 2.
D. Cả 3 trường hợp.
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của tính giá trị trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?
A. Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
B. Các trung tâm thương mại, siêu thị đẩy mạnh phương thức thanh toán không tiền mặt để tăng sự tiện lợi cho khách hàng.
C. Doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh online để đáp ứng xu hướng mua sắm hiện đại của người tiêu dùng.
D. Người tiêu dùng săn đón các chương trình giảm giá vào ngày Black Friday để mua hàng với giá ưu đãi nhất.
Câu 3: Công ty Vedan đã lén lút xả nước thải chưa qua xử lý với khối lượng lớn ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh. Hành vi này đã bị phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật.
A. Thiếu trung thực và trách nhiệm trong kinh doanh.
B. Vi phạm quyền lợi của người lao động.
C. Không cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
D. Thiếu hợp tác với các doanh nghiệp khác.
Câu 4: Trong tình huống sau, người kinh doanh đã sử dụng thành tố nào của mô hình SWOT để đánh giá cơ hội kinh doanh?
Dương là một doanh nhân trẻ đang tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp. Khi nhận thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng ngày càng tăng, Dương quyết định mở một cửa hàng chuyên cung cấp rau củ quả hữu cơ. Trước khi bắt đầu, Dương phân tích thị trường và nhận ra rằng sự quan tâm của người tiêu dùng đối với thực phẩm sạch là một lợi thế lớn giúp anh phát triển kinh doanh.
A. Điểm mạnh (Strengths).
B. Điểm yếu (Weaknesses).
C. Cơ hội (Opportunities).
D. Thách thức (Threats).
Câu 5: Trường hợp nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng vào tháng 10/1923 với tỉ lệ lạm phát lên đến 29.500%, khiến đồng mác mất giá nghiêm trọng, thuộc loại lạm phát nào?
A. Lạm phát vừa phải.
B. Lạm phát phi mã.
C. Siêu lạm phát.
D. Lạm phát do cầu kéo.
Câu 6: Căn cứ vào tỉ lệ, có thể chia lạm phát thành mấy loại hình?
A. 2 loại hình.
B. 3 loại hình.
C. 4 loại hình.
D. 5 loại hình.
Câu 7: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Ở Việt Nam, cuối năm 2010, lamh phát 2 con số kéo dài 13 tháng đến tháng 10 năm 2021 khiến CPI tăng 11,75% năm 2010 và 18,3% năm 2011.
Câu hỏi: Xác định tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2011.
A. Lạm phát vừa phải.
B. Lạm phát phi mã.
C. Siêu lạm phát
D. Lạm phát nghiêm trọng.
Câu 8: Có nhiều dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt, ngoại trừ dấu hiệu nào dưới đây?
A. Tính vượt trội.
B. Lợi thế cạnh tranh
C. Tính mới mẻ, độc đáo.
D. Tính trừu tượng, phi thực tế.
Câu 9: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là
A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Câu 10: Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là
A. tính kế thừa.
B. tính thời cơ.
C. tính lãng phí.
D. tính sính ngoại.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội?
A. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
B. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.
C. Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh.
D. Tạo sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?
A. Tính hợp lí.
B. Tính kế thừa.
C. Tính thời đại.
D. Tính khôn vặt.
Câu 13: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với nhau là
A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?
A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
D. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
Câu 15: Trong điều kiện lạm phát thấp,
A. giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
B. giá cả thay đổi nhanh chóng; nền kinh tế cơ bản ổn định.
C. đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.
D. đồng tiền mất giá một cách nghiêm trọng; kinh tế khủng hoảng.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................