Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Công ty A đã nghiên cứu thị trường và nhận thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm hữu cơ đang tăng cao do xu hướng tiêu dùng lành mạnh. Nhận thấy đây là cơ hội kinh doanh tiềm năng, công ty A quyết định đầu tư vào chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ với nguồn cung cấp đáng tin cậy và chiến lược quảng bá hiệu quả.
A. Tính thời điểm.
B. Tính hấp dẫn.
C. Tính ổn định.
D. Hướng đến nhu cầu của thị trường.
Câu 2: Trong năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của một quốc gia là 120, trong khi CPI của năm 2022 là 110. Hãy tính tỉ lệ lạm phát của năm 2023 và xác định loại lạm phát tương ứng.
A. 9,09% - Lạm phát vừa phải.
B. 10% - Lạm phát phi mã.
C. 11,5% - Lạm phát phi mã.
D. 8,5% - Lạm phát vừa phải.
Câu 3: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống: Cửa hàng T chuyên kinh doanh thực phẩm sạch, luôn cam kết bán hàng đúng nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, gần đây, để tăng lợi nhuận, chủ cửa hàng đã trộn lẫn một số loại thực phẩm không rõ xuất xứ vào hàng bán. Khi biết chuyện, M - một nhân viên trong cửa hàng - cảm thấy rất băn khoăn. M muốn góp ý nhưng lo sợ mất việc làm.
Câu hỏi: Nếu là M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Giữ im lặng vì sợ mất việc làm, dù biết việc này không đúng.
B. Bí mật thu thập bằng chứng và báo cáo cơ quan chức năng.
C. Ủng hộ hành vi của chủ cửa hàng để giữ mối quan hệ tốt đẹp.
D. Rời khỏi cửa hàng ngay lập tức mà không nói với ai.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây KHÔNG phải là biểu hiện của tính thời đại trong văn hóa tiêu dùng?
A. Nhiều người chọn mua hàng online thay vì đến trực tiếp cửa hàng.
B. Các siêu thị triển khai chương trình tích điểm và hoàn tiền khi thanh toán bằng thẻ.
C. Người tiêu dùng so sánh giá cả trước khi quyết định mua hàng để tiết kiệm chi phí.
D. Sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để đặt hàng và thanh toán trực tuyến.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Công ty K buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.
B. Cán bộ xã T không ghi tên anh B (18 tuổi) vào danh sách cử tri vì anh B không biết chữ.
C. Dù vượt đèn đỏ, nhưng anh S không bị xử phạt vì anh là con chủ tịch tỉnh H.
D. Nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số.
Câu 6: Tính giá trị trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là:
A. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
B. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
C. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.
D. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Câu 7: Nhận xét về hành vi của Công ty P trong trường hợp dưới đây:
Trường hợp. Công ty P chuyên sản xuất và kinh doanh mĩ phẩm. Công ty đã mua nguyên liệu, máy móc, bao bì, tem nhãn để sản xuất đóng gói mĩ phẩm ghi nhãn của một số cơ sở trong và ngoài nước để bán kiếm lời.
A. Công ty P có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.
B. Công ty P đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
C. Công ty P biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.
D. Công ty P đã vi phạm đạo đức kinh doanh.
Câu 8: Một trong những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là
A. nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
B. khát vọng khởi nghiệp chủ thể kinh doanh.
C. sự đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
D. khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của lạm phát tới đời sống kinh tế và xã hội?
A. Giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
B. Giá cả hàng hóa cao làm cho mức sống của người dân giảm sút.
C. Đồng tiền mất giá nghiêm trọng, gây thiệt hại cho người đi vay vốn.
D. Lạm phát cao, kéo dài có thể gây khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 10: Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12A1 đã được hưởng quyền gì?
Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12A trường trung học phổ thông X đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.
A. Quyền học tập.
B. Quyền sở hữu tài sản.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền bầu cử.
Câu 11: Người tiêu dùng Việt Nam biết cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội – đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?
A. Tính kế thừa
B. Tính giá trị.
C. Tính thời đại.
D. Tính hợp lí.
Câu 12: Đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty V trong trường hợp dưới đây?
Trường hợp. Là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa, công ty V luôn nỗ lực đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng với nhiều biện pháp như: trang bị công nghệ tiên tiến, xây dựng hệ thống khép kín, tự động hoá hoàn toàn từ khâu chế biến đến đóng gói sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... Vì vậy, đã nhiều năm qua, công ty luôn nhận được giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng tin tưởng bình chọn.
A. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
B. Đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
C. Không quảng cáo cường điệu, sai sự thật về sản phẩm.
D. Cải tiến công nghệ sản xuất để nâng chất lượng sản phẩm.
Câu 13: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Trình độ chuyên môn của chủ thể kinh doanh.
B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh.
C. Khả năng huy động các nguồn lực.
D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Câu 14: Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong thông tin sau:
Thông tin. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và ngày càng có quan hệ sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới nên biến động giá cả hàng hoá trên thế giới có tác động nhất định đến giá cả và lạm phát trong nước, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tổng cầu của bên ngoài. Trong ba tháng cuối năm 2022, kinh tế trong nước có khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn, áp lực lạm phát sẽ tiếp tục xu hướng tăng dần khi giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào trên thế giới và giá sản xuất trong nước đang ngày càng tăng cao.
A. Chi phí sản xuất tăng cao.
B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
Câu 15: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, bao gồm:
A. nguồn vốn đầu tư và khát vọng khởi nghiệp.
B. kinh nghiệm khởi nghiệp và yếu tố nội lực.
C. cơ hội bên ngoài và thời cơ khách quan.
D. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................