Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 03:

Câu 1: Các chủ thể trong trường hợp dưới đây đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp: Ông M và bà N đều có con trong độ tuổi đi học. Khi đến trường đăng ký nhập học cho con, cả hai gia đình đều được nhà trường tiếp nhận hồ sơ và tạo điều kiện cho con em họ được hưởng các chính sách giáo dục theo quy định của pháp luật.

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền học tập.

C. Quyền tự do tín ngưỡng.

D. Quyền bầu cử và ứng cử.

Câu 2: Tình huống sau đây phản ánh đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Tình huống: Chị Lan thường chọn mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre, gốm, lụa tơ tằm vì tin rằng đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, chị cũng thích sử dụng các mặt hàng thực phẩm hữu cơ do người Việt sản xuất để ủng hộ nền nông nghiệp sạch trong nước.

A. Tính kế thừa.

B. Tính thời đại.

C. Tính hợp lí.

D. Tính giá trị.

Câu 3: Nhận xét về hành vi của Công ty M trong trường hợp dưới đây:

Trường hợp: Công ty M chuyên sản xuất thực phẩm chức năng. Để tăng lợi nhuận, công ty đã cố tình sử dụng nguyên liệu kém chất lượng và thuê người viết các bài quảng cáo sai sự thật về công dụng của sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.

A. Công ty M có chiến lược tiếp thị hiệu quả.

B. Công ty M đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.

C. Công ty M đã vi phạm đạo đức kinh doanh.

D. Công ty M biết tận dụng lợi thế cạnh tranh.

Câu 4: Các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang kháng khuẩn và quyết định mở rộng sản xuất trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường.

Doanh nghiệp này đang tận dụng yếu tố nào?

A. Tính hấp dẫn

B. Tính thời điểm

C. Tính khả thi

D. Tính mới mẻ, độc đáo

Câu 5: Hungary là trường hợp siêu lạm phát tệ hại nhất từng được ghi nhận trong lịch sử, xảy ra vào nửa đầu năm 1946. Mức lạm phát hàng tháng cao nhất lên đến 13.600 tỷ %. Khi đó, tờ tiền có giá trị lớn nhất của Hungary có mệnh giá lên tới 100 tỷ tỷ Pengo, so với mức 1.000 Pengo vào năm 1944.

A. Lạm phát vừa phải.

B. Lạm phát phi mã.

C. Siêu lạm phát.

D. Lạm phát do chi phí đẩy.

Câu 6: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Trên đường đi học về, P và Q phát hiện cửa hàng V đang đổ nước thải chưa qua xử lí xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. P rủ Q đi báo công an xã, nhưng Q từ chối vì nói rằng: “Thôi, đừng báo công an, đây không phải là việc của chúng mình, nếu bị phát hiện, họ sẽ trả thù chúng mình đó”.

Câu hỏi: Nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Bí mật dùng điện thoại chụp ảnh lại hành vi vi phạm rồi báo công an.

B. Nghe theo lời khuyên của Q để tránh liên lụy đến bản thân và gia đình.

C. Phê bình gay gắt Q, rồi chạy tới mắng chủ cửa hàng V vì thiếu ý thức.

D. Báo công an và nghỉ chơi với Q vì Q thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

A. Tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam.

B. Tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

C. Ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.

D. Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Câu 8: ạn học sinh nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?

Tình huống. Năm nay M, N và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. M và N đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

A. Bạn M và K.

B. Bạn K và N.

C. Bạn M và N.

D. Cả 3 bạn M, N, K.

Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?

A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.

B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.

C. Tình trạng lạm phát luôn tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.

D. Tình trạng lạm phát không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân.

Câu 10: Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) được gọi là

A. Lực lượng lao động.

B. Ý tưởng kinh doanh.

C. Cơ hội kinh doanh.

D. Năng lực quản trị.

Câu 11: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức thực hiện đạo đức kinh doanh?

Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.

A. Anh C.

B. Ông B.

C. Ông B và anh C.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 12: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải

A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.

B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.

D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề: công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật?

A. Pháp luật thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của những người giàu có trong xã hội.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ, như: nộp thuế, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường,…

C. Mọi công dân nếu có đủ điều kiện theo quy định đều được hưởng các quyền công dân.

D. Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?

A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.

B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.

C. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.

D. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.

Câu 15: Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.

Câu hỏi: Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị M?

A. Năng lực nắm bắt cơ hội.

B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.

C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

D. Năng lực thiết lập quan hệ.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay