Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

Giáo án Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG 

BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI

(3 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội bằng những hành vi phù hợp.

  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

  • Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và an sinh xã hội.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

+ Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội. 

  • Điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội bằng những hành vi phù hợp.

  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội. 

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi Mở đầu SGK tr.90 và trả lời câu hỏi về những quy định của pháp luật về quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.85 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Hiến pháp năm 2013 (Điều 38. Quyền được chăm sóc sức khoẻ; Điều 34. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội;…); Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1988; Luật Khám, chữa bệnh năm 2023; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;…

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội tại Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và văn bản quy phạm khác. Đảng và Nhà nước Việt Nam có những chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo, thúc đẩy việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực này. Theo đó, mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, được hưởng các phúc lợi xã hội cho bản thân và gia đình, được đảm bảo, bảo vệ về sức khoẻ và chăm sóc về y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm,… đồng thời, công dân cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định. Tìm hiểu các quy định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ này của công dân sẽ giúp mỗi cá nhân tự giác tuân thủ, thực hiện đúng quy định pháp luật. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr. 90-92 để thực hiện các yêu cầu: 

+ Cho biết quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ được thể hiện như thế nào trong các trường hợp.

+ Cho biết hành vi của chủ thể trong các trường hợp đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS thực hiện được yêu cầu cũng như đưa ra ý kiến thể hiện nội dung trong quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Khai thác trường hợp SGK tr. 86

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr. 92 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1.

Chị A là y tá tại Bệnh viện M. Mặc dù biết rõ người bệnh có quyền giữ bí mật thông tin đời tư và những thông tin trong hồ sơ bệnh án nhưng khi chị A tiếp cận được một số thông tin trong hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân đến khám/ tại bệnh viện, chị đã cung cấp những thông tin này cho một số đối tượng không liên quan. Việc làm của chị A đã gây ảnh hưởng xấu đến người bệnh thăm khám tại Bệnh viện M.

 

Trường hợp 2. 

Ông A bị ngộ độc thực phẩm phải cấp cứu và điều trị nội trú tại Bệnh viện K. Trong quá trình chữa trị mặc dù được các y, bác sĩ tận tình chăm sóc nhưng ông A luôn tỏ thái độ khó chịu, cáu gắt, thậm chí la mắng y tá, điều dưỡng. Việc làm của ông đã làm cho các bệnh nhân khác bức xúc, mặc dù bị nhắc nhở nhiều lần nhưng ông A vẫn không thay đổi.

+ Cho biết quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ được thể hiện như thế nào trong các trường hợp.

+ Cho biết hành vi của chủ thể trong các trường hợp đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

* Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

GV trình chiếu cho HS xem video về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ:

https://www.youtube.com/watch?v=6rkXIOaNuY4&ab_channel=VTV4 

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

Trường hợp

Yêu cầu 1

Yêu cầu 2

1

Công dân có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư trong khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 10 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023 (đọc mục Em cần biết). Quyền này đã bị vi phạm khi chị M tiết lộ thông tin trong hồ sơ bệnh án cho người không liên quan biết. Bên cạnh quyền này, công dân còn có các quyền khác như: Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ (Điều 38 Hiến pháp năm 2013; Điều 1 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1988); Quyền được khám chữa, bệnh; Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh (Điều 9 và Điều 11 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023);...

Chủ thể trong trường hợp 1 vi phạm quyền được tôn trọng bí mật riêng tư trong khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 10 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023.

2

Bên cạnh quyền, công dân có nghĩa vụ nhất định trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ. Tại trường hợp 2, ông A là người bệnh đang được chăm sóc sức khoẻ, do đó ông này có nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại nơi khám, chữa bệnh, cũng như nghĩa vụ chấp hành các quy định tại nơi khám, chữa bệnh (Điều 16 và Điều 17 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023). Bên cạnh đó, công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ theo Điều 1 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1988.

Chủ thể trong trường hợp 2 vi phạm nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại nơi khám, chữa bệnh (Điều 16 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023).

- GV mời HS nêu quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ:

+ Quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ: được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, dinh dưỡng, môi trường sống; được phục vụ về chuyên môn y tế.

+ Nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ: tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại các cơ sở khám, chữa bệnh; chi trả chi phí khám, chữa bệnh; chấp hành các quy định pháp luật về phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh.

Hoạt động 1. Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong đảm bảo an sinh xã hội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong đảm bảo an sinh xã hội.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr. trong SGK tr. 92 - 93 để thực hiện các yêu cầu:

+ Cho biết Nhà nước đã đảm bảo thực hiện quyền an sinh xã hội của người dân như thế nào. Phân tích trường hợp để làm rõ.

+ Cho biết để thực hiện quyền về an sinh xã hội, người dân cần có nghĩa vụ như thế nào.

GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS nêu được các quy định của pháp luật về bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo đảm an sinh xã hội.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Khai thác trường hợp SGK tr. 86

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr. 92 để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 

Thực hiện chính sách an sinh xã hội, tỉnh Bình Thuận đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy cấp nước sạch nông thôn, nước sinh hoạt dạt chuẩn của Bộ Y tế đã được đấu nối dẫn đến tận nhà người dân, đặc biệt là khu vực có đông đồng bào tộc người Chăm, Raglai sinh sống. Nhờ vậy, đồng bào không còn lo lắng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô; có nước sinh hoạt sạch, hợp vệ sinh dẫn đến tận nhà, nên các bệnh lây lan qua đường nước không còn, bà con được bảo đảm sức khoẻ.

+ Cho biết Nhà nước đã đảm bảo thực hiện quyền an sinh xã hội của người dân như thế nào. Phân tích trường hợp để làm rõ.

+ Cho biết để thực hiện quyền về an sinh xã hội, người dân cần có nghĩa vụ như thế nào.

* Quyền và nghĩa vụ công dân trong 

bảo đảm an sinh xã hội

GV trình chiếu cho HS xem video về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo đảm an sinh xã hội:

https://www.youtube.com/watch?v=7Ah2IWU3x_U&ab_channel=TH%C6%AFVI%E1%

BB%86NPH%C3%81PLU%E1%BA%ACT 

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

Yêu cầu 1

Yêu cầu 2

- Nhà nước thực hiện quyền an sinh xã hội của người dân trên 2 khía cạnh: ban hành các quy. định pháp luật về quyền an sinh xã hội (quyền được bảo đảm an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ về an sinh xã hội,...) và trên cơ sở quy định của pháp luật, Nhà nước thực hiện các chính sách về an sinh xã hội trên thực tế nhằm tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền của mình (chính sách xoá đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn,...).

- Quyền pháp lí luôn đi đôi với nghĩa vụ. Do đó, công dân có quyền về an sinh xã hội thì sẽ có những nghĩa vụ nhất định trong lĩnh vực này. Mặc dù Hiến pháp năm 2013 chỉ đề cập đến quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34) mà không đề cập đến nghĩa vụ cụ thể của công dân 

2. Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo đảm an sinh xã hội

- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong dảm bảo an sinh xã hội:

+ Quyền của công dân trong an sinh xã hội: được tiếp cận, tham gia hệ thống an sinh xã hội; được đảm bảo, tôn trọng, bình đẳng về an sinh xã hội; được tìm hiểu thông tin về chính sách an sinh xã hội; được thực hiện chính sách an sinh xã hội.

+ Nghĩa vụ của công dân về đảm bảo an sinh xã hội: chấp hành pháp luật cũng như tôn trọng quyền được bảo đảm an sinh xã hội của người khác. Cụ thể: tham gia chế độ bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao dộng và bảo hiểm y tế bắt buộc; không xâm phạm quyền an sinh xã hội của người khác, tuân thủ quy định pháp luật về an sinh xã hội,...

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA, XÃ HỘI

Chat hỗ trợ
Chat ngay