Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
BÀI 15: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI, QUỐC GIA
(16 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở quốc gia ven biển là vùng biển nào dưới đây?
A. Lãnh hải.
B. Đặc quyền kinh tế.
C. Tiếp giáp lãnh hải.
D. Nội thủy.
Câu 2: Tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền gì trong lãnh hải của quốc gia ven biển?
A. Qua lại liên tục.
B. Qua lại tự do.
C. Qua lại vô hại.
D. Qua lại hòa bình.
Câu 3: Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm
A. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.
B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.
C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.
D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.
Câu 4: Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng và quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Lãnh thổ quốc gia.
B. Biên giới quốc gia.
C. Chủ quyền quốc gia.
D. Giới hạn quốc gia.
Câu 5: Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phí biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Vùng biển phía ngoài nội thủy.
B. Đường cơ sở của quốc gia ven biển.
C. Vùng biển tiếp liền nội thủy.
D. Lãnh hải của quốc gia ven biển.
Câu 6: Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản nào dưới đây?
A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
B. Tự do biển cả, tự do hàng không, tự do khai thác đáy biển dưới vùng đặc quyền kinh tế.
C. Tự do bay trên biển quốc tế, tự do khai thác hải sản, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
D. Tự do đi lại, tự do hàng không, tự do nghiên cứu khoa học biển.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế?
A. Thăm dò, khai thác và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.
B. Nghiên cứu khoa học và gìn giữ môi trường biển.
C. Lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, công trình trên biển.
D. Thi hành sự kiểm soát cần thiết đối với tàu thuyền nước ngoài.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là chế độ pháp lí của công dân?
A. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.
B. Đa số các nước quy định chế độ pháp lí cho công dân rộng nhất trong ba bộ phận của dân cư.
C. Là chế độ mà nước sở tại cho phpá người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước mình được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,…
D. Cùng cư trú và sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, song có rất nhiều quyền và nghĩa vụ mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.
Câu 3: Đâu không phải là chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài?
A. Gồm chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa.
B. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.
C. Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan, nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.
D. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia?
A. Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn hoàn, tuyệt đối hay riêng biệt của nhiều quốc gia.
B. Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện.
C. Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ của quốc gia khác.
D. Chế độ pháp lí biên giới của mỗi quốc gia đều được quy định trong pháp luật quốc gia đó và các điều ước quốc tế giữa quốc gia đó với các quốc gia có chung đường biên giới.
Câu 5: Người nước ngoài nào dưới đây không thuộc thành phần dân cư Việt Nam? vì sao?
A. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.
B. Người nước ngoài đang đi du lịch tại Việt Nam.
C. Người nước ngoài đang làm việc trong doanh nghiệp tại Việt Nam.
D. Người nước ngoài đang thực hiện dự án hợp tác kinh tế tại Việt Nam.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc và điền đáp án đúng hoặc sai vào mỗi ý a, b, c, d.
a. Trong thành phần dân cư của một nước có cả người nước ngoài đang đi du lịch ở nước sở tại.
b. Thành phần dân cư của một nước bao gồm dân cư của nước đó và người nước ngoài đang công tác, học tập, lao động, sinh sống ở nước đó.
c. Người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia, có quyền và nghĩa vụ hoàn toàn đầy đủ như công dân Việt Nam.
d. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chỉ được áp dụng cho công dân của những nước đã kí kết hiệp định với Việt Nam.
Trả lời:
a. S
b. Đ
c. S
d. Đ
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------