Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia

Giáo án Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG PHÁP QUỐC TẾ 

VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA

(3 tiết) 

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư lãnh thổ và biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia.

  • Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia đơn giản.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia. 

  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia đơn giản. 

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi Mở đầu SGK tr.109 và trả lời câu hỏi về một số văn bản pháp luật quốc tế về biên giới quốc gia.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến văn bản pháp luật quốc tế về biên giới quốc gia. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.109 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về một số văn bản pháp luật quốc tế về biên giới quốc gia.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Các văn bản pháp luật quốc tế về biên giới quốc gia là:

  • Hiệp định tạm thời về giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa hai nước Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa kí kết ngày 01/11/1991.

  • Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa kí kết ngày 30/12/1999, chính thức có hiệu lực từ ngày 06/07/2000.

  • Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giớ trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

  • Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào kí kết vào ngày 18/07/1977.

  • Hiệp ước về quy chế biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, kí kết vào ngày 18/02/1979

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Công pháp quốc tế là cơ sở để các quốc gia đưa ra các quy định về dân cư, biên giới và lãnh thổ, đây cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực pháp luật quốc tế. Tìm hiểu một số nội dung cơ bản về các chủ đề này sẽ giúp công dân nâng cao nhận thức về chủ quyền quốc gia, mối quan hệ pháp lí giữa cá nhân và quốc gia. Từ đó, mỗi công dân sẽ có cơ sở để điều chỉnh hành vi khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 15: Một số nội dung cơ bản của công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu công pháp quốc tế về dân cư

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được quy định cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư. 

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr. 109 - 112 để thực hiện các yêu cầu: 

+ Cho biết chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ đặc biệt được áp dụng với diện chủ thể nào. Phân tích các trường hợp để làm rõ.

+ Cho biết việc ông A ở lại Việt Nam trong trường hợp 2 có hợp pháp không, vì sao.

+ Cho biết bảo hộ công dân và cư trú chính trị được thể hiện như thế nào qua hai trường hợp 1 và 2.

+ Nêu thêm các ví dụ minh hoạ về hoạt động bảo hộ công dân.

GV rút ra kết luận về các quy định cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS thực hiện được yêu cầu cũng như đưa ra ý kiến thể hiện nội dung trong các quy định cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu công pháp quốc tế về dân cư

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 - 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp trong SGK tr. 110 - 111 để trả lời câu hỏi:  

Trường hợp 1. Việt Nam là thành viên của WTO nên công dân Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc về sở hữu trí tuệ theo Điều 4 của Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ). Theo đó, đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kì một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một thành viên dành cho công dân của bất kì nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các thành viên khác.

 

Trường hợp 2. Ông A là người nhập cảnh vào Việt Nam theo diện du lịch. Khi hết thời hạn theo thị thực nhập cảnh, ông đã không xuất cảnh về nước mà trốn ở lại Việt Nam. Ông A đã xin được một công việc tại Trung tâm ngoại ngữ B và mong muốn xin phép cư trú lâu dài tại Việt Nam.

+ Cho biết chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ đặc biệt được áp dụng với diện chủ thể nào. Phân tích các trường hợp để làm rõ.

+ Cho biết việc ông A ở lại Việt Nam trong trường hợp 2 có hợp pháp không, vì sao.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về các quy định cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

+ Chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ đặc biệt được áp dụng với diện chủ thể:

  • Cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Theo đó, nhóm chủ thể này sẽ được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia sở tại đã dành và sẽ dành cho bất kì một nhóm người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài đang sinh sống hay hoạt động tại lãnh thổ của mình theo các Hiệp định có quy định về chế độ này. Chế độ tối huệ quốc thường được áp dụng trong lĩnh vực thương mại, kinh tế, thể hiện sự bình đẳng về pháp lí giữa các thương nhân trong giao thương quốc tế.

  • Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với người nước ngoài được hưởng những ưu đãi đặc biệt hoặc đặc quyền mà nước sở tại dành cho họ về quyền và nghĩa vụ pháp lí (thậm chí chính công dân nước sở tại cũng không được hưởng). Chế độ ưu đãi đặc biệt được quy định trong các Công ước quốc tế, Hiệp ước về quan hệ ngoại giao, lãnh sự.

  • Phân tích các trường hợp:

Trường hợp 1. Đây là trường hợp áp dụng chế độ tối huệ quốc về sở hữu trí tuệ theo Điều 4 của Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ). Theo nội dung của Hiệp định, các quốc gia thành viên phải dành sự ưu đãi đối với cá nhân, pháp nhân thuộc các quốc gia thành viên đã, đang và sẽ áp dụng đối với các quốc gia thành viên khác, nội dung này là biểu hiện của huệ quốc trong Công pháp quốc tế.

Trường hợp 2: Không áp dụng chế độ tối huệ quốc và chế độ đãi ngộ đặc biệt. 

+ Việc ông A cư trú ở Việt Nam là bất hợp pháp do ông này nhập cảnh vào Việt Nam diện khách du lịch nên thời gian cư trú bị giới hạn theo thị thực nhập cảnh. Nếu muốn cư trú lâu dài ở Việt Nam, ông A cần thực hiện các thủ tục xin tạm trú tại Việt Nam, sau đó, xin thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Điều 40 Luật Xuất, nhập cảnh năm 2014.

- GV mời HS nêu các quy định cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Công pháp quốc tế về dân cư. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Công pháp quốc tế về dân cư 

a. Dân cư

- Dân cư là tổng hợp những người dân sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó.

- Chế độ pháp lí đối với công dân nước sở tại: có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật quốc gia;

- Chế độ pháp lí với người nước ngoài: được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia, đặc biệt trong một số trường hợp được hưởng chế độ tối huệ quốc và chế độ có đi có lại.

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu công pháp quốc tế về cư trú chính trị và bảo hộ công dân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp trong SGK tr. 112 để trả lời câu hỏi: 

Trường hợp 1. Ông M là một nhà đấu tranh cho phong trào tự do tại nước K. Sau khi bị nước K truy nã vì các hoạt động chính trị tiến bộ của mình, ông đã chuyển đến nước V. Tại đây, ông đã được nước V cho phép nhập cảnh và cư trú chính trị.

 

Trường hợp 2. Một loạt trận động đất lớn xảy ra tại tỉnh Ishikawa và một số khu vực lân cận ở miền Trung Nhật Bản, dẫn đến sóng thần tại nhiều khu vực bờ biển và gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản. Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau đó đã lập tức chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phải thường xuyên theo dõi tình hình, tiếp nhận thông tin nhằm thực hiện các biện pháp bảo hộ tính mạng, sức khoẻ và tài sản của công dân nước mình trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai.

+ Cho biết bảo hộ công dân và cư trú chính trị được thể hiện như thế nào qua hai trường hợp 1 và 2.

+ Nêu thêm các ví dụ minh hoạ về hoạt động bảo hộ công dân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

+ Đây là trường hợp thể hiện việc thực hiện quy định về cư trú chính trị. Ông M là nhà đấu tranh tiến bộ cho phong trào tự do tại quốc gia mình có quốc tịch. Nước V đã tiếp nhận và cho phép ông cư trú theo quy định của luật quốc tế về cư trú chính trị khi ông bị truy nã.

Lưu ý: ông M có quyền được yêu cầu cư trú chính trị và quốc gia V có nghĩa vụ quốc tế tạo điều kiện cho ông này cư trú theo quy định của một số văn bản pháp luật quốc tế như: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, Tuyên bố về cư trú lãnh thổ năm 1967,...

+ Đây là trường hợp bảo hộ công dân do có thiên tai xảy ra tại Nhật Bản, đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của công dân Việt Nam cư trú trong khu vực xảy ra sự cố. Do đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam thực hiện các hoạt động bảo hộ công dân thể hiện nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân mang quốc tịch quốc gia mình.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Công pháp quốc tế về cư trú chính trị và bảo hộ công dân. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Cư trú chính trị và bảo hộ công dân

- Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép cá nhân bị quốc gia mình mang quốc tịch truy nã vì lí do chính trị;

- Bảo hộ công dân là hoạt động của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nước mình cư trú ở nước ngoài. Thông thường, Bộ Ngoại giao là cơ quan có trách nhiệm bảo hộ công dân.

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr.112 - 114 để thực hiện các yêu cầu:

+ Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết nước B trong trường hợp có quyền đóng cửa kênh đào S không, vì sao.

+ Cho biết biên giới quốc gia gồm những bộ phận nào. Nếu chế độ pháp lí đối với từng bộ phận.

+ Cho biết việc kí kết Hiệp ước hoạch định biên giới lãnh thổ trong trường hợp mang lại những lợi ích như thế nào.

GV rút ra kết luận về công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS nêu được quyền và nghĩa vụ của công dân trong công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK tr. 112 - 113 để trả lời câu hỏi:

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết nước B trong trường hợp có quyền đóng cửa kênh đào S không, vì sao.

Trường hợp. Nước B có kênh đào S là lãnh thổ quốc gia được sử dụng với quy chế quốc tế. Kênh đào này là tuyến giao thông huyết mạch lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên, do mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng, nước B đã đơn phương đóng cửa kênh đào này.

- GV tiếp tục yêu cầu các nhóm đọc thông tin và trường hợp trong SGK tr. 113 - 114 để trả lời câu hỏi: 

+ Cho biết biên giới quốc gia gồm những bộ phận nào. Nêu chế độ pháp lí đối với từng bộ phận.

+ Cho biết việc kí kết Hiệp ước hoạch định biên giới lãnh thổ trong trường hợp mang lại những lợi ích như thế nào.

Trường hợp. Năm 1990, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào gửi một một văn kiện ngoại giao, trong đó đưa ra đề nghị kí kết Hiệp ước song phương hoạch định biên giới trên bộ với lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, Lào nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định đính kèm. Việt Nam bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của Lào. Hai quốc gia đã tổ chức gặp mặt, kí kết Hiệp ước. Nhờ có Hiệp ước này mà hai nước xây dựng được đường biên giới hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

GV trình chiếu cho HS xem video để hiểu rõ bài học:

Video: Luật pháp về biên giới lãnh thổ - Giá trị và thực tiễn vận dụng.

https://www.youtube.com/watch?v=sxWS62R3_I

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Trả lời câu hỏi tr.113: Kênh đào S là lãnh thổ quốc gia sử dụng quốc tế, do đó, ngoài việc được điều chỉnh bởi pháp luật của nước B, kênh đào này còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế. Kênh đào S là tuyến giao thông huyết mạch nên nước B phải thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu, thuyền. Nước B không thể đơn phương đóng cửa kênh đào này vì lí do xung đột với nước láng giềng. Trên bình diện thực tiễn, các quốc gia sở hữu các kênh đào là tuyến giao thông huyết mạch trên thế giới như: kênh đào Suez (của Ai Cập), kênh đào Panama (của Panama) đều kí kết các văn kiện pháp luật quốc tế nhằm đảm bảo tính trung lập và thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu, thuyền các nước.

* Trả lời câu hỏi tr.114: 

+ Biên giới quốc gia gồm: biên giới quốc gia trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới lòng đất.

+ Chế độ pháp lí:

  • Biên giới trên bộ được xác định theo quy định của các điều ước giữa các quốc gia liền kề nhau hoặc một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của cơ quan tài phán quốc tế khi các quốc gia hữu quan đồng ý.

……………….

2. Công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia

a. Lãnh thổ

- Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một quốc gia.  

- Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và tuyệt đối, không chia sẻ, được thể hiện trên hai phương diện: phương diện quyền lực và phương diễn vật chất.

b. Biên giới quốc gia

- Biên giới quốc gia: 

+ Là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng không gian theo quy chế quốc tế. 

+ Ranh giới này hoặc là đường ranh giới được ghi nhận trên bản đồ và được đánh dấu trên thực địa hoặc là mặt thẳng đứng đi qua đường ranh giới nói trên xác định giới hạn bên ngoài của lãnh thổ quốc gia. 

+ Đây chính là giới hạn không gian của quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ. 

- Biên giới quốc gia bao gồm: 

+ biên giới trên bộ; 

+ biên giới trên biển; 

+ biên giới trên không và biên giới lòng đất. 

- Các vùng biển thuộc chủ quyền là các vùng biển nằm phía trong đường biên giới quốc gia trên biển, quốc gia ven biển có quyền thực thi quyền chủ quyền đối với vùng biển này như lãnh thổ đất liền; bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải.

 

 

 

 

 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ kì I + 1/2 kì 2
  • Sau đó cập nhật liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 6 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1100k/6 tháng
  • 1250k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA, XÃ HỘI

Chat hỗ trợ
Chat ngay