Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Giáo án Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

BÀI 5: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

(5 tiết) 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh.

  • Giải thích được sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh.

  • Diễn giải được các bước lập kế hoạch kinh doanh.

  • Lập được kế hoạch kinh doanh và mô tả được kế hoạch kinh doanh của bản thân dưới hình thức bài tập thực hành.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến lập kế hoạch kinh doanh.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực phát triển bản thân: Lập được kế hoạch kinh doanh và mô tả được kế hoạch kinh doanh của bản thân dưới hình thức bài tập thực hành.

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện việc lập kế hoạch kinh doanh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.39 về lập kế hoạch kinh doanh.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về lập kế hoạch kinh doanh.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.39 và thực hiện nhiệm vụ: 

Em có ý tưởng kinh doanh một sản phẩm, hãy cho biết các bước em làm để hiện thực hóa ý tưởng đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS  trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

Để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh một sản phẩm, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

1. Nghiên cứu và phát triển ý tưởng.

2. Lập kế hoạch kinh doanh.

3. Huy động vốn.

4. Thiết lập doanh nghiệp.

5. Phát triển và kiểm thử sản phẩm.

6. Tiếp thị và bán hàng.

7. Dịch vụ khách hàng và hỗ trợ sau bán hàng.

8. Quản lý và phát triển kinh doanh.

- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt các hoạt động và góp phần vào thành công của chủ thể kinh doanh. Bản kế hoạch kinh doanh càng cụ thể, chi tiết thì khả năng hiện thực hoá ý tưởng kinh doanh càng cao. Vì vậy, chủ thể kinh doanh cần nắm rõ các bước để lập được bản kế hoạch kinh doanh phù hợp với năng lực cạnh tranh. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.39 – 40 để thực hiện các yêu cầu:

+ Cho biết lập kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với chủ thể kinh doanh. Nêu ví dụ minh hoạ.

+ Cho biết bản kế hoạch kinh doanh có các nội dung gì. Làm rõ vai trò của từng nội dung và lấy ví dụ minh hoạ.

GV rút ra kết luận về nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Khám phá thông tin SGK tr.39, 40:

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ).

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK tr.39, 40 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: 1/ Cho biết lập kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với chủ thể kinh doanh. Nêu ví dụ minh hoạ.

+ Nhóm 3, 4: 2/ Cho biết bản kế hoạch kinh doanh có các nội dung gì. Làm rõ vai trò của từng nội dung và lấy ví dụ minh hoạ.

* Kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh:

- GV trình chiếu cho HS xem một số video để hiểu thêm về kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh:

* Video về kế hoạch kinh doanh:

https://www.youtube.com/watch?v=6GRfK5xN5G4 

https://www.youtube.com/watch?v=fX-WIlyPVxY 

* Video về sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh:

https://www.youtube.com/watch?v=lcNrHDR18KE

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS rút ra kết luận về nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

Câu 1:

+ Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh xác định được các mục tiêu, chiến lược thị trường, đưa ra phương hướng và phương thức thực hiện kinh doanh; đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh; tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

+ Ví dụ: tăng khả năng huy động vốn; muốn gọi vốn cần có một bản kế hoạch kinh doanh tốt, nhà đầu tư thấy được khả năng kinh doanh của đơn vị, từ đó, quyết định bỏ vốn hay không,...

Câu 2:

+ Nội dung của kế hoạch kinh doanh:

  • Tóm tắt kế hoạch kinh doanh: Thể hiện tổng quan về kế hoạch kinh doanh.

  • Định hướng kinh doanh: Xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh, xác định các nhiệm vụ, phương hướng với mục đích dài hạn.

  • Mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Xác định chiến lược kinh doanh tổng thể, dài hạn, mong muốn và kì vọng trong các giai đoạn.

  • Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và khó khăn; khách hàng mục tiêu; đối thủ cạnh tranh của chủ thể kinh doanh.

  • Kế hoạch hoạt động: Xác định kế hoạch cụ thể cho từng chức năng của hoạt động kinh doanh.

  • Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí: Xác định các nguy cơ có khả năng xuất hiện, mức độ ảnh hưởng trong quá trình kinh doanh để đưa ra biện pháp phòng ngừa và biện pháp xử lí phù hợp.

+ Ví dụ: định hướng kinh doanh của quán cà phê là mang lại không gian thư thái, trò chuyện hay làm việc cho khách hàng.

- GV mời HS nêu nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Tìm hiểu nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh

- Kế hoạch kinh doanh:

+ Kế hoạch kinh doanh là bản phác thảo quá trình kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Các nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh: 

  • Tóm tắt kế hoạch kinh doanh; 

  • Định hướng, ý tưởng kinh doanh; 

  • Mục tiêu và chiến lược kinh doanh; 

  • Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh; 

  • Kế hoạch hoạt động; 

  • Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí.

- Sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh:

+ Giúp chủ thể kinh doanh xác định được các mục tiêu, chiến lược thị trường, đưa ra phương hướng và phương thức thực hiện kinh doanh; 

+ Đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh; 

+ Tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Hoạt động 2. Tìm hiểu các bước lập kế hoạch kinh doanh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập được kế hoạch kinh doanh của bản thân và diễn giải các bước lập kế hoạch đó.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.41 – 43 để thực hiện yêu cầu: Lập một bản kế hoạch kinh doanh của bản thân và thuyết trình về kế hoạch đó.

GV rút ra kết luận về các bước lập kế hoạch kinh doanh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS vềcác bước lập kế hoạch kinh doanh theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ: Hãy lập một kế hoạch kinh doanh của bản thân và thuyết trình về kế hoạch đó.

- GV trình chiếu một số video để HS biết thêm về lập kế hoạch kinh doanh:

+ Video về quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh:

https://www.youtube.com/watch?v=ZkCSYpfwi9A (0:42 – 3:24)

+ Video về nhận diện rủi ro tiềm ẩn qua trái phiếu doanh nghiệp sai mục đích:

https://www.youtube.com/watch?v=5-cDW98DM5Y 

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về các bước lập kế hoạch kinh doanh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm thuyết trình bản kế hoạch kinh doanh đã lập được. (đính kèm phía dưới Hoạt động)

- GV mời HS nêu các bước lập kế hoạch kinh doanh.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Các bước lập kế hoạch kinh doanh.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tìm hiểu các bước lập kế hoạch kinh doanh

- Bước 1: Xác định định hướng kinh doanh: xây dựng tầm nhìn, kì vọng và thể hiện mong muốn của chủ thể kinh doanh.

- Bước 2: Lập mục tiêu và chiến lược kinh doanh: đặt ra mục tiêu, mục đích trong từng thời kì.

- Bước 3: Phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh: xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chủ thể.

- Bước 4: Xây dựng kế hoạch hoạt động: nội dung, cách thức tổ chức thực hiện mục tiêu kinh doanh.

- Bước 5: Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí: phòng ngừa và giải quyết rủi ro.

 

 

BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA HS

Bán hàng handmade

Bước 1: Định hướng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh:Mở cửa hàng online chuyên bán các sản phẩm đồ handmade như vòng tay, thiệp chúc mừng, và phụ kiện thời trang.

Bước 2: Lập mục tiêu và chiến lược kinh doanh

* Mục tiêu kinh doanh:

- Ngắn hạn (6 tháng):

+ Đạt doanh thu 5 triệu đồng.

+ Có ít nhất 100 khách hàng.

+ Mở rộng danh mục sản phẩm lên ít nhất 20 loại.

- Dài hạn (1 năm):

+ Đạt doanh thu 15 triệu đồng.

+ Mở cửa hàng trên ít nhất 2 nền tảng thương mại điện tử.

+ Xây dựng thương hiệu được biết đến trong cộng đồng học sinh, sinh viên.

* Chiến lược kinh doanh:

- Tiếp thị:

+ Quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội (Facebook, Instagram).

+ Tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá vào dịp lễ.

+ Hợp tác với các bạn học sinh, sinh viên có ảnh hưởng trên mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm.

- Sản phẩm:

+ Tập trung vào chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm.

+ Thường xuyên cập nhật và sáng tạo thêm các mẫu mã mới.

- Dịch vụ khách hàng:

+ Giao hàng nhanh chóng và đảm bảo.

+ Chính sách đổi trả linh hoạt.

Bước 3: Phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh

Nguồn lực:

- Nhân sự:

+ Tự mình làm chủ và sản xuất.

+ Có thể nhờ sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè trong các dịp cao điểm.

- Tài chính:

+ Vốn khởi đầu: 2 triệu đồng.

+ Sử dụng một phần vốn để mua nguyên liệu và thiết bị.

Cơ sở vật chất: Sử dụng không gian tại nhà để làm xưởng sản xuất và kho hàng.

- Thị trường: Học sinh, sinh viên có nhu cầu mua quà tặng, phụ kiện thời trang.

Bước  4: Xây dựng kế hoạch hoạt động

- Tháng 1-2:

+ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

+ Thiết lập các kênh bán hàng online (Facebook, Instagram, Shopee).

- Tháng 3-4:

+ Quảng bá sản phẩm, tổ chức các chương trình khuyến mãi mở đầu.

+ Thực hiện các đơn hàng đầu tiên, thu thập phản hồi của khách hàng.

- Tháng 5-6:

+ Mở rộng danh mục sản phẩm, sáng tạo thêm mẫu mã mới.

+ Xây dựng mạng lưới khách hàng thân thiết.

+ Điều chỉnh chiến lược dựa trên phản hồi của khách hàng.

Bước 5: Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lý

Rủi ro: 

Rủi ro

Biện pháp

Giá cả nguyên liệu tăng hoặc khó mua.

Tìm kiếm nhiều nhà cung cấp khác nhau để đảm bảo nguồn cung.

Các cửa hàng đồ handmade khác cạnh tranh về giá cả và mẫu mã.

Tập trung vào chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng biệt.

Doanh thu không đủ bù đắp chi phí sản xuất.

Quản lý tài chính chặt chẽ, cắt giảm các chi phí không cần thiết, tập trung vào các sản phẩm có lợi nhuận cao.

Chậm trễ trong quá trình giao hàng làm ảnh hưởng đến uy tín.

Hợp tác với các đơn vị vận chuyển uy tín, đảm bảo thời gian giao hàng chính xác.

 

 

-------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA, XÃ HỘI

Chat hỗ trợ
Chat ngay