Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 1:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Công dân có quyền gì trong việc bảo vệ môi trường?
A. Được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và khôi phục hệ sinh thái.
B. Được xả thải ra môi trường mà không phải chịu trách nhiệm.
C. Chỉ có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết ô nhiễm.
D. Được sử dụng tài nguyên thiên nhiên mà không có sự giới hạn.
Câu 2: Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được ký kết dựa trên cơ sở nào?
A. Thỏa thuận tự nguyện giữa các bên và phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế.
B. Quyết định của chính phủ một quốc gia đối với các đối tác quốc tế.
C. Cơ sở pháp lý do các tổ chức quốc tế cung cấp.
D. Lựa chọn cá nhân của các doanh nghiệp.
Câu 3: Việc các quốc gia công nhận biên giới quốc gia của nhau là một phần của?
A. Pháp luật quốc gia.
B. Công pháp quốc tế.
C. Pháp luật dân sự quốc gia.
D. Pháp luật bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Câu 4: Trong pháp luật quốc tế, việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia có thể thực hiện qua hình thức nào?
A. Thông qua đàm phán và thỏa thuận hòa bình.
B. Thông qua chiến tranh và xung đột.
C. Thông qua quyết định của một quốc gia duy nhất.
D. Thông qua sự can thiệp của các tổ chức tư nhân.
Câu 5: Công dân có quyền gì trong việc bảo vệ môi trường?
A. Được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và khôi phục hệ sinh thái.
B. Được xả thải ra môi trường mà không phải chịu trách nhiệm.
C. Chỉ có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết ô nhiễm.
D. Được sử dụng tài nguyên thiên nhiên mà không có sự giới hạn.
Câu 6: Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ gìn giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Sử dụng di sản văn hóa.
B. Bảo vệ di sản văn hóa.
C. Tái tạo di sản văn hóa.
D. Chuyển giao di sản văn hóa.
Câu 7: Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền nào sau đây?
A. Tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Sống trong môi trường trong lành.
C. Đóng góp nghĩa vụ tài chính.
D. Tố cáo các hành vi vi phạm.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nghiên cứu các di sản văn hóa của đất nước.
B. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hóa.
C. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.
D. Xử lí các hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hóa.
Câu 9: Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?
A. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.
B. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.
C. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.
D. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.
Câu 10: Pháp luật quốc tế có vai trò
A. là cơ sở để chấm dứt chiến tranh trên thế giới.
B. là cơ sở để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
C. là nguồn gốc để hạn chế các cuộc xâm lược.
D. là lí do để các quốc gia yêu chuộng hòa bình.
Câu 11: Pháp luật quốc tế có mấy nguyên tắc cơ bản?
A. Bốn nguyên tắc.
B. Năm nguyên tắc.
C. Sáu nguyên tắc.
D. Bảy nguyên tắc.
Câu 12: Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản nào dưới đây?
A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
B. Tự do biển cả, tự do hàng không, tự do khai thác đáy biển dưới vùng đặc quyền kinh tế.
C. Tự do bay trên biển quốc tế, tự do khai thác hải sản, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
D. Tự do đi lại, tự do hàng không, tự do nghiên cứu khoa học biển.
Câu 13: Trong thềm lục địa, quốc gia ven biển có đặc quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự quyết và quyền chủ quyền.
B. Quyền tài phán và quyền cho phép.
C. Quyền chủ quyền và quyền tài phán.
D. Quyền chủ quyền và chủ quyền.
Câu 14: Ý nào sau đây không phải là chế độ pháp lí của công dân?
A. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.
B. Đa số các nước quy định chế độ pháp lí cho công dân rộng nhất trong ba bộ phận của dân cư.
C. Là chế độ mà nước sở tại cho phpá người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước mình được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,…
D. Cùng cư trú và sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, song có rất nhiều quyền và nghĩa vụ mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.
Câu 15: Người nước ngoài nào dưới đây không thuộc thành phần dân cư Việt Nam?
A. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.
B. Người nước ngoài đang du lịch tại Việt Nam.
C. Người nước ngoài đang làm việc trong doanh nghiệp tại Việt Nam.
D. Người nước ngoài đang thực hiện dự án hợp tác kinh tế tại Việt Nam.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc tình huống sau:
Ông H, trong một cuộc họp về lễ hội truyền thống tại địa phương, phát tán thông tin sai lệch, cho rằng lễ hội không có giá trị văn hóa sâu sắc, mặc dù thực tế lễ hội có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Điều này đã làm giảm uy tín và giá trị của lễ hội, gây tranh cãi trong cộng đồng. Chính quyền địa phương yêu cầu ông H xin lỗi công khai và tham gia bảo vệ di sản văn hóa.
a) Ông H vi phạm nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa khi phát tán thông tin sai lệch về lễ hội.
b) Ông H không vi phạm pháp luật vì đây chỉ là quan điểm cá nhân.
c) Ông H có thể tiếp tục phát tán thông tin sai lệch mà không chịu trách nhiệm.
d) Cộng đồng và chính quyền có quyền yêu cầu ông H xin lỗi và xử lý hành vi sai lệch.
Câu 2: Đọc tình huống sau:
M và N là hai nước láng giềng có quan hệ thân thiết từ hàng trăm năm. Tuy nhiên, này năm gần đây, nước M muốn tạo ảnh hưởng của mình trong khu vực, đã xây , liên minh quân sự lôi kéo một số nước vào liên minh với mình. Nước M xây trong kế hoạch từng bước lôi kéo nước N vào liên minh và đi theo đường lối phát miền của nước mình, nhưng bị nước N từ chối. Vì thế, nước M đã không tuân theo các cam kết, hiệp định mà hai nước đã ký với nhau. Theo thời gian, quan hệ giữa hai nước ngày một xấu đi. Nước M đã xây dựng lực lượng đối kháng, âm mưu lật đổ chính nhủ nước N để thành lập một chính phủ mới thân với nước mình.
a) Nước M vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác khi âm mưu lật đổ chính phủ của nước N để thành lập chính phủ thân với mình.
b) Nước M có quyền xây dựng liên minh quân sự với các quốc gia khác và gây áp lực buộc nước N gia nhập liên minh vì đó là quyền của một quốc gia có chủ quyền.
c) Việc nước M lôi kéo các quốc gia khác để cô lập và gây ảnh hưởng đến nước N là phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền trong pháp luật quốc tế.
d) Việc nước M không tuân thủ các cam kết và hiệp định đã ký với nước N vi phạm nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế trong pháp luật quốc tế.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................