Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác. Bộ trắc nghiệm bao gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

BÀI 9: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

 (18 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Quyền sở hữu gồm mấy quyền theo quy định của pháp luật?

A. Hai quyền.

B. Ba quyền.

C. Bốn quyền.

D. Năm quyền.

Câu 2: Quyền sử dụng là

A. quyền khai thác công dụng, thưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

B. được thực hiện mọi hành vi theo ý chỉ của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.

C. quyền chiếm hữu của chủ sở hữu.

D. quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, tiêu hủy hoặc các hình thức định đoạt khác.

Câu 3: Quyền định đoạt là

A. chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản.

B. quyền chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

C. được sử dụng theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc,…

D. quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Câu 4: Khi nhặt được của rơi chúng ta cần làm gì?

A. Cho các bạn.

B. Trả lại cho người đã mất.

C. Mang về cho bố mẹ.

D. Coi đó là của mình.

Câu 5: Đâu là quyền sở hữu tài sản?

A. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới có quyền tặng tài sản của mình cho người khác.

B. Người được chủ sở hữu giao cho quản lí tài sản cũng có quyền sử dụng tài sản ấy.

C. Người mượn tài sản của người khác có quyền cho người khác mượn lại.

D. Người được chủ sở hữu cho mượn tài sản có quyền sử dụng tùy tiện theo ý của mình.

Câu 6: Người mượn tài sản của người khác phải giữ gìn cẩn thận, trả lại cho chủ sở hữu đúng hạn, nếu hỏng thì phải sửa chữa, bồi thường là nội dung của nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

B. Nghĩa vụ về mượn tài sản.

C. Nghĩa vụ bảo vệ tài sản của người khác.

D. Nghĩa vụ quản lí, giữ gìn tài sản của người khác.

Câu 7: Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể

A. tự mình nắm giữ và sử dụng tài sản.

B. toàn quyền sử dụng và định đoạt tài sản.

C. tự mình nắm giữ, chi phối, quản lí trực tiếp tài sản.

D. tự mình quản lí tài sản theo cách riêng của mình.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản

A. theo ủy quyền của Nhà nước.

B. theo nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.

C. theo ủy quyền của chủ sở hữu.

D. theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Câu 2: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền chiếm hữu?

A. Chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

B. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chuyển giao quyền sử hữu cho chủ thể khác.

C. Có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kì người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

D. Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Câu 3: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền sử dụng?

A. Có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

B. Là quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản.

C. Được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

D. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền định đoạt?

A. Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

B. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

C. Có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

D. Được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 5: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 166 là

A. Quyền đòi lại tài sản.

B. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

C. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản.

D. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự.

Câu 6: Nghĩa vụ bảo vệ môi trường là Điều bao nhiêu của Bộ luật Dân sự năm 2015?

A. Điều 175.

B. Điều 174.

C. Điều 173.

D. Điều 172.

Câu 7: Đâu không phải là nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?

A. Công dân không được xâm phạm tài sản của người khác, ngoại trừ một số trường hợp khẩn cấp do pháp luật quy định.

B. Công dân được tự ý thực hiện bất cứ hành vi nào đối với tài sản khi chưa được chủ sở hữu của tài sản đó chấp thuận, đồng ý.

C. Nếu gây hư hỏng, mất mát tài sản của người khác thì công dân phải sửa chữa, bồi thường theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

D. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, Nhà nước.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm

A. lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân.

B. tài sản của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.

C. quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

D. quyền tự do dân chủ của người khác.

Câu 2: Người nào xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác thì có thể bị xử lí theo hình thức nào sau đây?

A. Xử lí hành chính trong phạm vi nội bộ cơ uan.

B. Xử phạt về hành vi không tôn trọng pháp luật.

C. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự.

D. Xử phạt theo yêu cầu của người bị vi phạm.

Câu 3: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm?

A. Từ 7 năm đến 15 năm.

B. Từ 5 năm đến 15 năm.

C. Từ 5 năm đến 10 năm.

D. Từ 1 năm đến 5 năm.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1:  Để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân, Nhà nước không nên thực hiện các biện pháp nào sau đây?

A. Quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân.

B. Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

C. Quản lý, trông coi mọi tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

D. Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc nhận định dưới đây và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d, e.

a. Quyền sở hữu là một quyền tài sản của công dân.

b. Công dân có quyền sở hữu đối với các loại tài nguyên khoáng sản trong lòng đất thuộc phạm vi thửa đất do mình đứng tên.

c. Chỉ chủ sở hữu mới có đầy đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản.

d. Các phát minh, các đề tài khoa học, các sáng kiến cải tiến khoa học – kĩ thuật không phải là tài sản nên mọi người đều có thể sử dụng chung miễn phí.

e. Trong trường hợp cần thiết, vì lí do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước có thể trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của công dân. 

Trả lời:

a. Đ

b. S

c. Đ

d. S

e. Đ

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay