Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. Bộ trắc nghiệm bao gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
BÀI 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
VỀ KINH DOANH VÀ NỘP THUẾ
(30 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?
A. Tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh.
C. Tự do tìm kiếm thị trường.
D. Sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Câu 2: Mục đích cơ bản của mọi hình thức hoạt động kinh doanh là gì?
A. Thu lợi nhuận.
B. Phát triển thương hiệu.
C. Mở rộng thị trường.
D. Nộp thuế cho Nhà nước.
Câu 3: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong quản lí thuế?
A. Khai thuế chính xác, trung thực.
B. Nộp tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn.
C. Gây phiền hà tới người nộp thuế.
D. Sử dụng mã thuế theo quy định pháp luật.
Câu 4: Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh?
A. Sản xuất
B. Từ thiện.
C. Trao đổi hàng hoá
D. Dịch vụ.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật thì việc đóng thuế là:
A. sự tự nguyện của công dân.
B. nộp tiền cho Nhà nước.
C. không bắt buộc đối với công dân.
D. nghĩa vụ của công dân.
Câu 6: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn:
A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?
A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Mở dịch vụ vận tải.
D. Bán đồ ăn nhanh.
Câu 8: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là gì?
A. Tiền.
B. Sản vật.
C. Sản phẩm.
D. Thuế.
Câu 9: Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây không bị nghiêm cấm?
A. Kinh doanh mại dâm.
B. Kinh doanh pháo pháo nổ.
C. Kinh doanh rượu, bia.
D. Kinh doanh động vật hoang dã.
Câu 10: Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để:
A. chi vào việc riêng của cá nhân.
B. chi tiêu cho những công việc chung.
C. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.
D. trả lương lao động trong công ty tư nhân.
Câu 11: Thuế là khoản đóng góp có tính chất:
A. tự nguyện.
B. bắt buộc.
C. ủng hộ nhân đạo.
D. quyên góp.
Câu 12: Hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ?
A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ.
B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp.
C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh.
D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Khẳng định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” thuộc Hiến pháp nào?
A. Điều 31 Hiến pháp năm 2013.
B. Điều 32 Hiến pháp năm 2013.
C. Điều 33 Hiến pháp năm 2013.
D. Điều 34 Hiến pháp năm 2013.
Câu 2: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc gì?
A. Chi trả lương cho công chức.
B. Tích luỹ cá nhân.
C. Làm đường xá, cầu cống.
D. Xây dựng trường học công.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
B. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.
C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Câu 4: Trong quá trình kinh doanh, những người tham gia kinh doanh không được thực hiện yêu cầu nào sau đây?
A. Phải có giấy phép kinh doanh.
B. Nộp thuế theo quy định của Nhà nước.
C. Kinh doanh đúng ngành, đúng mặt hàng đã đăng kí trong giấy phép.
D. Phải tìm cách để thu được lợi nhuận cao bằng mọi giá.
Câu 5: Doanh nghiệp không có quyền nào sau đây?
A. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
B. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng.
C. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức kinh doanh.
D. Tuyển dụng và thuê lao động theo mong muốn của doanh nghiệp.
Câu 6: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền kinh doanh của công dân?
A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây là trách nhiệm của người nộp thuế?
.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp tư nhân đã kí kết và thực hiện các hợp đồng cung ứng vật tư và thực hiện các hợp đồng cung ứng vật tư, vật liệu, máy thi công công trình với Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại không xuất hóa đơn bán hàng của công trình trong các năm 2020, 2021 và 2022 nhằm mục đích trốn thuế. Hành vi này đã bị Phòng kinh tế thuộc Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh phát hiện.
a. Công ty Trách nhiệm hữu hạn đã ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, vật liệu, máy thi công công trình với doanh nghiệp.
b. Mục đích của hành vi không xuất hóa đơn của doanh nghiệp trên là trốn thuế.
c. Hành vi trốn thuế của doanh nghiệp chỉ bị phát hiện bởi Phòng kinh tế thuộc Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh vào năm 2023.
d. Hành vi không xuất hóa đơn bán hàng chỉ dẫn đến việc doanh nghiệp bị xử lý hành chính theo quy định pháp luật về trốn thuế.
Trả lời
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai.
d. Sai.
Câu 2: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Trong thời gian hoạt động, công ty đã kí hợp đồng với nhiều khách hàng đến từ các địa phương khác nhau với tổng doanh thu từ 15 đến 20 tỉ/năm. Tuy nhiên, khi kê khai thuế với mỗi hợp đồng, công ty đã lập khống hợp đồng kinh tế, ghi giá trị trên hoá đơn giá trị gia tăng thấp hơn so với số tiền khách hàng thanh toán để giảm số tiền thuế phải nộp.
a. Công ty bất động sản đã ký hợp đồng với nhiều khách hàng đến từ các địa phương khác nhau.
b. Công ty bất động sản đã lập khống hợp đồng kinh tế để giảm số tiền thuế phải nộp.
c. Ghi giá trị trên hóa đơn giá trị gia tăng thấp hơn so với số tiền khách hàng thanh toán là hành vi đúng pháp luật.
d. Hành vi lập khống hợp đồng kinh tế và ghi giá trị trên hóa đơn thấp hơn thực tế có thể dẫn đến việc công ty bị truy cứu trách nhiệm dân sự.
Trả lời
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai.
d. Sai.
Câu 3: Một gia đình làm hồ sơ đăng kí thành lập hộ kinh doanh, chuyên kinh doanh quạt điện nội địa. Từ ngày có giấy chứng nhận hộ kinh doanh, gia đình này chuyên bán các loại quạt điện hàng nội địa đúng theo giấy phép kinh doanh. Vào mùa hè, doanh số bán hàng khá lớn, hộ gia đình quyết định nhập thêm quạt ngoại để bán thử, nếu bán được sẽ đăng kí thay đổi, đăng kí bổ sung mặt hàng này sau.
a. Gia đình đã làm hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh chuyên kinh doanh quạt điện xuất khẩu.
b. Gia đình đã nhận được giấy chứng nhận hộ kinh doanh.
c. Mặt hàng mà hộ kinh doanh đã quyết định nhập thêm bán thử vào mùa hè là quạt ngoại.
d. Gia đình sẽ không phải đăng ký thay đổi hoặc bổ sung mặt hàng kinh doanh nếu chỉ bán thử quạt ngoại.
--------------- Còn tiếp ---------------