Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bộ trắc nghiệm bao gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

BÀI 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 (20  CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tăng trưởng kinh tế là

A. sự tăng lên trong thu nhập của mỗi cá nhân trong một thời kì nhất định.

B. sự tăng lên về tài sản của từng người trong xã hội trong năm nay so với năm trước.

C. sự gia tăng về quy mô của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định.

D. sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định.

Câu 2: GDP là gì?

A. Là thước đo sản lượng quốc gia.

B. Là thước đo sản lượng châu lục.

C. Là thước đo sản lượng của thế giới.

D. Là thước đo sản lượng thành phố.

Câu 3: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa các mặt nào của sự phát triển?

A. Kinh tế, xã hội và y tế.

B. Kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

C. Giáo dục, xã hội và kinh tế.

D. Bảo vệ môi trường, giáo dục và kinh tế.

Câu 4: Tổng thu nhập quốc dân được viết tắt là gì?

A. USD.

B. HDI.

C. GNI.

D. GDP.

Câu 5: Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người là

A. thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm.

B. thước đo mức sống người dân của một quốc gia.

C. thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định.

D. thước đo sản lượng quốc gia.

Câu 6: GDP là 

A. tổng sản phẩm quốc nội.

B. tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.

C. tổng thu nhập quốc dân.

D. tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 7: Cơ cấu kinh tế là gì?

A. Là sự lớn lên về quy mô với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội.

B. Là thước đo tổng hợp phản ánh sựu phát triển của con người trên các tiêu chí.

C. Là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc gia.

D. Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.

Câu 8: Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập phản ánh tình trạng gì?

A. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng phân hóa rõ rệt.

B. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư.

C. Mức sống của người dân ngày càng tăng lên.

D. Sự phát triển của con người qua các tiêu chí.

Câu 9: Phát triển kinh tế là

A. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.

B. làm cho trình dộ phát triển sản xuất của quốc gia được nâng cao cả về lực lượng lẫn sản xuất.

C. sự gia tăng về lượng của GDP, GNI nhưng bên trong là sự lớn lên của các nguồn lực.

D. điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển.

Câu 10: Phát triển kinh tế có vai trò quan trọng trong việc

A. tạo điều kiện để có thêm việc làm.

B. phát triển năng lực cạnh tranh.

C. nâng cao trình độ, hiệu quả sản xuất của nền kinh tế.

D. tăng tích lũy để mở rộng sản xuất.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Đâu không là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?

A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

B. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).

C. Chỉ số về tiến bộ xã hội.

D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

Câu 2: Đâu là công thức tính GDP?

A. GDP = C + I + G + (X – M)

B. GDP = C + I + G(X – M)

C. GDP = C x I + G + (X – M)

D. GDP = C + I – G + (X – M)

Câu 3: Đâu không phải là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?

A. Tổng sản phẩm quốc nội.

B. Tổng thu nhập quốc dân.

C. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

D. Tổng thu nhập kinh tế.

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế?

.................
--------------- Còn tiếp ---------------
.................

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp hai lần so với năm 2011. Trong giai đoạn từ 2011 – 2020, trung bình mỗi năm, GNI bình quân đầu người tăng 7%. Trong đó, năm tăng nhiều nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011.

a. GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 tăng gấp ba lần so với năm 2011.

b. Năm tăng nhiều nhất về GNI bình quân đầu người trong giai đoạn 2011 – 2020 là năm 2012.

c. GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 tăng 12% so với năm 2012.

d. Nếu GNI bình quân đầu người năm 2011 là 1000 USD, thì năm 2020 GNI bình quân đầu người sẽ vào khoảng 2000 USD.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay