Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế. Bộ trắc nghiệm bao gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
BÀI 15: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ VỀ DÂN CƯ, LÃNH THỔ
VÀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
(17 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm
A. vùng núi đồi, rừng rậm, sông biên giới, đồng bằng của một quốc gia.
B. vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất của một quốc gia.
C. biển cả, sông suối, sa mạc của một quốc gia.
D. nông thôn, thành phố, hải đảo của một quốc gia.
Câu 2: Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng và quốc gia có chủ quyền trên biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Lãnh thổ quốc gia.
B. Biên giới quốc gia.
C. Chủ quyền quốc gia.
D. Giới hạn quốc gia.
Câu 3: Vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phí biển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Vùng biển phía ngoài nội thủy.
B. Đường cơ sở của quốc gia ven biển.
C. Vùng biển tiếp liền nội thủy.
D. Lãnh hải của quốc gia ven biển.
Câu 4: Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia khác đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản nào dưới đây?
A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
B. Tự do biển cả, tự do hàng không, tự do khai thác đáy biển dưới vùng đặc quyền kinh tế.
C. Tự do bay trên biển quốc tế, tự do khai thác hải sản, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
D. Tự do đi lại, tự do hàng không, tự do nghiên cứu khoa học biển.
Câu 5: Trong thềm lục địa, quốc gia ven biển có đặc quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự quyết và quyền chủ quyền.
B. Quyền tài phán và quyền cho phép.
C. Quyền chủ quyền và quyền tài phán.
D. Quyền chủ quyền và chủ quyền.
Câu 6: Bảo bộ công dân là
A. hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài.
B. thể hiện sự giúp đỡ về mọi mặt cho công dân của nước mình.
C. sự giúp đỡ của Nhà nước đối với công dân đang sinh sống tại đất nước.
D. hoạt động của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền bảo hộ cho công dân nước khác đang sinh sống và làm việc.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Ý nào sau đây không phải là chế độ pháp lí của công dân?
A. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.
B. Đa số các nước quy định chế độ pháp lí cho công dân rộng nhất trong ba bộ phận của dân cư.
C. Là chế độ mà nước sở tại cho phpá người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước mình được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,…
D. Cùng cư trú và sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, song có rất nhiều quyền và nghĩa vụ mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.
Câu 2: Người nước ngoài nào dưới đây không thuộc thành phần dân cư Việt Nam?
A. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.
B. Người nước ngoài đang du lịch tại Việt Nam.
C. Người nước ngoài đang làm việc trong doanh nghiệp tại Việt Nam.
D. Người nước ngoài đang thực hiện dự án hợp tác kinh tế tại Việt Nam.
Câu 3: Đâu không phải là chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài?
A. Gồm chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa.
B. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.
C. Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan, nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.
D. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia?
A. Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn hoàn, tuyệt đối hay riêng biệt của nhiều quốc gia.
B. Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện.
C. Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ của quốc gia khác.
D. Chế độ pháp lí biên giới của mỗi quốc gia đều được quy định trong pháp luật quốc gia đó và các điều ước quốc tế giữa quốc gia đó với các quốc gia có chung đường biên giới.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Đối tượng cư dân nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau đây?
Địa vị pháp lí ở nước sở tại rất thấp, họ không được hưởng các quyền dân sự và lao động mà người nước ngoài được hưởng; họ cũng không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kì nước nào.
A. Công dân nước sở tại.
B. Người không quốc tịch.
C. Người lao động nước ngoài.
D. Công dân nước ngoài.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng yêu cầu của pháp luật quốc tế đối với các quốc gia trong vấn đề cư trú chính trị?
A. Giứp đỡ những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
B. Không trao quyền cư trú cho những kẻ phạm tội quốc tế.
C. Giúp đỡ những người đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân loại.
D. Trao quyền cư trú cho mọi công dân nước ngoài.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc và chọn đáp án đúng hoặc sai vào mỗi ý a, b, c, d.
a. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích du lịch thì không được phép làm việc tại Việt Nam.
b. Quốc gia có toàn quyền quyết định về chế độ pháp lí của dân cư quốc gia mình.
c. Tất cả người nước ngoài vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam thì không được coi là dân cư của Việt Nam.
Trả lời:
a. Đ
b. S
c. Đ
d. S
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------