Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 2:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa những chủ thể nào?
A. Giữa các cá nhân trong một quốc gia.
B. Giữa các tổ chức quốc tế và chính phủ.
C. Giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế.
D. Giữa các quốc gia với các cá nhân không quốc tịch.

Câu 2: Nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là gì?
A. Không sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức và bảo vệ các nguồn tài nguyên quý giá.
B. Được khai thác tài nguyên thiên nhiên theo ý muốn cá nhân.
C. Phải tham gia vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
D. Được phép xả nước thải và khí thải ra môi trường mà không cần xử lý.

Câu 3: Nguyên tắc nào không thuộc về Tổ chức Thương mại Thế giới?
A. Tự do hóa thương mại.
B. Cấm các quốc gia tham gia vào các tranh chấp thương mại.
C. Hòa giải các tranh chấp thương mại quốc tế.
D. Công nhận và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu.

Câu 4: Khi một quốc gia muốn thay đổi biên giới của mình, hành động này cần phải tuân thủ điều gì?
A. Sự đồng thuận và thỏa thuận của quốc gia khác có liên quan.
B. Quyết định riêng của quốc gia mà không cần thông qua các quốc gia khác.
C. Quy định của tổ chức quốc tế chỉ định.
D. Được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế không cần sự đồng thuận của quốc gia.

Câu 5: Đâu là đặc điểm của pháp luật quốc tế?
A. Điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân.
B. Được ban hành và thi hành bởi các cơ quan nhà nước trong một quốc gia.
C. Chỉ có giá trị áp dụng đối với các tổ chức quốc tế.
D. Điều chỉnh quan hệ quốc tế và có hiệu lực ở nhiều quốc gia.

Câu 6: Đâu không phải là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

A. Chấp hành các quy đinh của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.

B. Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa.

C. Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa.

D. Thông báo địa điểm phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 7: Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của toàn dân.

B. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền và lợi ích của công dân.

C. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ hàng đầu của công dân.

D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nghĩa vụ của mỗi công dân.

Câu 8: Đâu không phải là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

B. Tôn trọng các quyền trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của người khác.

C. Được sông trong môi trường trong lành không bị ô nhiễm.

D. Chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lí và chịu trách nhiệm pháp lí khác theo quy định của pháp luật nếu gây sự cố môi trường, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.

Câu 9: Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

A. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

B. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hào bình.

C. Nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

D. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng về pháp luật quốc tế?

A. Là hệ thống nguyên tắc và quy phạm phap luật được các quốc gia và chủ thể khác.

B. Được xây dựng trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện.

C. Vai trò và nguyên tắc đã tạo nên pháp luật quốc tế.

D. Được thể hiện qua Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.

Câu 11: Pháp luật quốc tế tác động đến

A. sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.

B. từng quy định của pháp luật quốc gia.

C. sự xuất hiện ngành luật mới của pháp luật quốc gia.

D. các nội dung mới của pháp luật quốc gia.

Câu 12: Đâu không phải là chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài?

A. Gồm chế độ đãi ngộ quốc gia áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa.

B. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.

C. Chế độ đãi ngộ đặc biệt được áp dụng đối với các cơ quan, nhân viên ngoại giao và lãnh sự ở nước ngoài.

D. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.

Câu 13: Ý nào sau đây không đúng khi nói công pháp quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia?

A. Lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn hoàn, tuyệt đối hay riêng biệt của nhiều quốc gia.

B. Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện.

C. Tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ của quốc gia khác.

D. Chế độ pháp lí biên giới của mỗi quốc gia đều được quy định trong pháp luật quốc gia đó và các điều ước quốc tế giữa quốc gia đó với các quốc gia có chung đường biên giới.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng yêu cầu của pháp luật quốc tế đối với các quốc gia trong vấn đề cư trú chính trị?

A. Giứp đỡ những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

B. Không trao quyền cư trú cho những kẻ phạm tội quốc tế.

C. Giúp đỡ những người đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân loại.

D. Trao quyền cư trú cho mọi công dân nước ngoài.

Câu 15: Chế độ đối xử đặc biệt thường được áp dụng với đối tượng cư dân nào sau đây?

A. Công dân nước sở tại.

B. Người không quốc tịch.

C. Viên chức của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở tại.

D. Doanh nhân nước ngoài đang sản xuất, kinh doanh tại nước sở tại.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Cho tình huống sau: 

Ngày 7- 6, bên mua là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên PH (Quốc tịch Việt Nam) và bên bán là Công ty M (Quốc tịch Bờ Biển Ngà) ký hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế số FARCOM/RCN/INC/036/2011. Theo nội dung Hợp đồng mua bán, bên mua mua hạt điều thô nguồn gốc Bờ Biển Ngà, số lượng là 1 000 tấn x 1 385,50 USD/tấn theo tiêu chuẩn chất lượng như sau: thu hồi số hạt tối đa là 205 hạt/kg, độ ẩm tối đa là 10%. Sau khi được giám định bởi VinaControl, tại thời điểm giao hàng, hạt điều đã đạt chất lượng như cam kết trong hợp đồng.

a) Các bên có quyền tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng, như tiêu chuẩn chất lượng và phương thức giám định.

b) Giám định chất lượng phải được thực hiện trước khi giao hàng, không phải sau khi giao.

c) Hợp đồng không yêu cầu các bên phải cạnh tranh công bằng về giá và chất lượng, mà chỉ điều chỉnh các điều khoản về hàng hóa và thanh toán.

d) Các bên phải thực hiện hợp đồng đã ký, nếu chất lượng không đạt, bên mua có quyền yêu cầu bồi thường. 

Câu 2: Đọc tình huống sau đây:

Xã Hòa Bình là một vùng quê nổi tiếng với những cánh đồng lúa xanh mướt và dòng sông trong vắt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình môi trường ở đây đang có nhiều biến đổi. Nhà máy chế biến thực phẩm X, tọa lạc ngay bên bờ sông, thường xuyên xả thải nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông. Điều này khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân làm nghề đánh bắt cá.

Bên cạnh đó, một số hộ dân trong làng có thói quen đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa, gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Các bạn học sinh trường THPT Hòa Bình rất lo lắng về tình trạng ô nhiễm môi trường này và muốn tìm cách giải quyết.

a) Việc nhà máy X xả thải trực tiếp ra sông là hành vi vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân.

b) Các bạn học sinh trường THPT Hòa Bình có quyền khiếu nại lên các cơ quan chức năng về tình trạng ô nhiễm môi trường này.

c) Việc đốt rơm rạ là một tập tục lâu đời của người nông dân nên không thể thay đổi.

d) Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính quyền địa phương, người dân không cần phải quan tâm.

Câu 3:............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay