Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 3:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Công pháp quốc tế điều chỉnh vấn đề gì trong mối quan hệ giữa các quốc gia?
A. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong từng quốc gia.
B. Quyền sở hữu và quản lý tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia.
C. Quyền lực và thẩm quyền của các quốc gia trong việc bảo vệ lãnh thổ và dân cư.
D. Quy định về lối sống và văn hóa của các quốc gia.

Câu 2: Đâu là đặc điểm của pháp luật quốc tế?
A. Điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân.
B. Được ban hành và thi hành bởi các cơ quan nhà nước trong một quốc gia.
C. Chỉ có giá trị áp dụng đối với các tổ chức quốc tế.
D. Điều chỉnh quan hệ quốc tế và có hiệu lực ở nhiều quốc gia.

Câu 3: Trong việc bảo vệ môi trường, công dân có quyền gì?
A. Được phê phán và lên án những hành vi xâm hại môi trường.
B. Được phép xây dựng công trình mà không cần lo lắng về tác động môi trường.
C. Được khai thác tài nguyên thiên nhiên miễn phí từ môi trường.
D. Chỉ có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước bảo vệ môi trường.

Câu 4: Một trong các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới là gì?
A. Chế độ ưu đãi đặc biệt cho các quốc gia phát triển.
B. Công nhận tất cả các thỏa thuận giữa các quốc gia về thương mại.
C. Các quốc gia phải cam kết không can thiệp vào hoạt động của tổ chức này.
D. Hợp tác và mở rộng thị trường quốc tế cho các quốc gia.

Câu 5: Chủ quyền quốc gia được thể hiện qua yếu tố nào?
A. Quyền kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình.
B. Quyền lực tuyệt đối của quốc gia đối với các công dân của mình.
C. Quyền bảo vệ an ninh quốc gia và quyền quyết định các vấn đề nội bộ.
D. Tất cả các quyền trên đều thuộc về quốc gia.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây là đúng về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Nộp thuế bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

B. Tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

C. Không phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm đến môi trường.

D. Không cần thu gom các chất thải vì đã có nhân viên vệ sinh môi trường.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây không thể hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Hưởng úng Giờ Trái Đất, gia đình nhà anh D đã tắt đèn điện trong một giờ.

B. Bạn H đã cùng lớp mình tham gia dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường học.

C. Ông Q thường xử dụng xung điện trong đánh bắt cá.

D. Anh V đã xây dựng khu chứa nước thải của trang trại.

Câu 8: Đọc thông tin sau và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d.

  Năm 2021, Chùa Đậu – di tích lịch sử được mệnh danh là “Danh lam đệ nhất trời Nam” bỗng nhiên bị làm mới. Công trình hàng nghìn năm tuổi với nhiều hạng mục được xây thêm, làm mới khiến nhiều người chua xót: Chùa Đậu giờ chỉ còn 1 năm tuổi, nhưng có người lại cho rằng, chỉ vài năm nữa, rêu xanh sẽ mọc lên và các hạng mục được xây mới, sửa chữa sẽ lại nhuốm màu cổ kính như xưa. Câu chuyện của Chùa Đậu được làm mới vốn không mới, nhưng lại xảy ra thường xuyên tại hầu hết các địa phương trong cả nước.

(Theo baovannghe.com.vn)

a. Với việc làm mới, Chùa Đậu chỉ mất đi vẻ cổ kính, nhưng thực tế vẫn giữ được lịch sử hàng nghìn năm.

b. Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa bằng cách tranh cãi về việc nên/không nên làm mới các di tích lịch sử.

c. Nhiều hạng mục được xây thêm và làm mới khiến Chùa Đậu mất đi vẻ cổ kính là dấu hiệu công dân lạm dụng quyền bảo vệ di sản văn hóa.

d. Xử lí hành vi làm mới ở di tích lịch sử Chùa Đậu sẽ ngăn chặn được hiên tượng này ở hầu hết các địa phương khác.

Trả lời:

a. Đ

b. Đ

c. S

d. S

Câu 9: Điều ước quốc tế là

A. bộ phận cơ bản của pháp luật quốc tế,

B. bộ phận chủ yếu của pháp luật quốc tế.

C. cơ sở hình thành của pháp luật quốc tế.

D. tiền đề của pháp luật quốc tế.

Câu 10: Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm bao nhiêu?

A. Năm 1987.

B. Năm 1988.

C. Năm 1989.

D. Năm 1990.

Câu 11: Đọc và điền đúng hoặc sai vào mỗi a, b, c, d.

a. Pháp luật quốc tế do các quốc gia và tổ chức quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.

b. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ liên quốc gia.

c. Pháp luật quốc tế quy định các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân, tổ chức của các nước khác nhau.

d. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Trả lời:

a. S.

b. Đ

c. S

d. Đ

Câu 12: Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như:

A. quyền bầu cử, ứng cử,..

B. quyền tự do ngôn luận.

C. quyền tự do kinh doanh.

D. quyền tiếp cận thông tin.

Câu 13: Trường hợp mất quốc tịch nào dưới đây là biện pháp trừng phạt của Nhà nước?

A. Bị tước quốc tịch.

B. Không có trường hợp nào.

C. Thôi quốc tịch.

D. Nhập tịch nức khác.

Câu 14: Viên chức lãnh sự không có quyền nào sau đây?

A. Quyền miễn trừ thuế và lệ phí.

B. Quyền miễn trừ và ưu đãi hải quan.

C. Quyền miễn trừ xét xử dân sự và hành chính.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong mọi trường hợp.

Câu 15: Viên chức ngoại giao không có quyền nào sau đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, tài liệu, thư tín và tương tiện đi lại.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền được phép biết bí mật quốc gia của nước tiếp nhận.

D. Quyền tự do đi lại trong phạm vi mà pháp luật của nước sở tại quy định, trừ những vùng lãnh thổ có quy định riêng vì lí do an ninh và bí mật quốc gia.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Cho tình huống sau: 

Cuộc xung đột vũ trang tại quốc gia H không có dấu hiệu giảm bớt. Trước tình hình đó, Hội động Bảo an Liên hợp quốc căn cứ Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế, đã họp và soạn thảo Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp quân sự để duy trì hoà bình tại quốc gia H. Trong thời gian chờ đợi Nghị quyết được thông qua, quốc gia K, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, đã đưa một số tàu quân sự của mình tiến vào lãnh thổ của quốc gia H.

a) Việc quốc gia K tự ý đưa tàu quân sự vào lãnh thổ của quốc gia H trước khi Nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua là vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

b) Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, dựa vào Hiến chương Liên hợp quốc, có quyền soạn thảo và thông qua các nghị quyết để áp dụng biện pháp quân sự nhằm duy trì hòa bình quốc tế, phù hợp với pháp luật quốc tế.

c) Quốc gia K, là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, có quyền đơn phương triển khai lực lượng quân sự vào quốc gia H mà không cần chờ Nghị quyết được thông qua vì đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia.

d) Theo pháp luật quốc tế, các quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an được miễn trừ áp dụng nguyên tắc cấm dùng vũ lực trong các trường hợp khẩn cấp quốc tế.

Câu 2: Đọc tình huống sau: 

Từ khi trở thành thành viên của WTO, nước C luôn nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc của WTO. Trong điều kiện hàng hoá và các ngành dịch vụ của các nước thành viên WTO ồ ạt vào thị trường nước mình, tạo ra cạnh tranh mới, có lúc, các mặt hàng và dịch vụ gây khó cho hàng hoá và dịch vụ trong nước, nhưng nước C vẫn thực hiện các cam kết với WTO, đảm bảo cho hàng hoá, dịch vụ các nước thành viên được hưởng ưu đãi thuận lợi như hàng hoá, dịch vụ trong nước mình Chính sách của nước C luôn mở cửa cho hàng hoá của các nước thành viên, tại điều kiện cho họ được tự do cạnh tranh với hàng hoá nước mình.

a) Nước C đã tuân thủ nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử khi đảm bảo rằng hàng hoá và dịch vụ của các nước thành viên WTO được hưởng ưu đãi như hàng hoá và dịch vụ trong nước.

b) Nước C có quyền áp dụng các biện pháp bảo hộ như hạn ngạch, trợ giá để bảo vệ hàng hóa và dịch vụ trong nước mà không vi phạm các nguyên tắc của WTO.

c) Việc nước C mở cửa thị trường nhưng không bảo vệ đủ hàng hoá và dịch vụ trong nước là vi phạm nguyên tắc thương mại công bằng của WTO.

d) Nước C thực hiện nguyên tắc mở cửa thị trường khi chấp nhận cho hàng hoá và dịch vụ từ các nước thành viên WTO vào thị trường nước mình, tạo cơ hội cạnh tranh công bằng.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay