Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 4:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hành vi nào dưới đây là đúng về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Nộp thuế bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
B. Tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
C. Không phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm đến môi trường.
D. Không cần thu gom các chất thải vì đã có nhân viên vệ sinh môi trường.
Câu 2: Đâu không phải là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?
A. Chấp hành các quy đinh của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
B. Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa.
C. Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa.
D. Thông báo địa điểm phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 3: Để bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây của công dân bị nghiêm cấm?
A. Bồi thường thiệt hại theo quy định.
B. Trồng cây phủ xanh đất trồng.
C. Xử lí rác thải nơi tập kết.
D. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây không thể hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Hưởng úng Giờ Trái Đất, gia đình nhà anh D đã tắt đèn điện trong một giờ.
B. Bạn H đã cùng lớp mình tham gia dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường học.
C. Ông Q thường xử dụng xung điện trong đánh bắt cá.
D. Anh V đã xây dựng khu chứa nước thải của trang trại.
Câu 5: Hành vi sau đây tuân thủ quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Bà Y thường súc rửa bình phun ở sông sau khi phun thuốc trừ sâu.
B. Chị G kinh doanh quán ăn nhưng không thực hiện phân loại rác thải trước khi đưa đến nơi tập kết.
C. Anh T nhập khẩu vào Việt Nam các vỏ nhựa của thiết bị điện tử đã qua sử dụng.
D. Vợ chồng ông P tích cực tham gia vệ sinh đường làm ngõ xóm hàng tháng
Câu 6: Hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
A. Quan hệ quốc tế
B. Hội nhập quốc tế
C. Pháp luật quốc tế
D. Pháp luật quốc gia
Câu 7: Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy luật của pháp luật
A. do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.
B. do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thỏa thuận xây dựng nên.
C. do các chủ thể của các ngành luật thỏa thuận xây dựng nên.
D. do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.
Câu 8: Pháp luật quốc tế có mấy nguyên tắc cơ bản?
A. Bốn nguyên tắc.
B. Năm nguyên tắc.
C. Sáu nguyên tắc.
D. Bảy nguyên tắc.
Câu 9: Pháp luật quốc tế là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của các quốc gia?
A. Hợp tác giữa các quốc gia để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng công nghiệp.
B. Hợp tác giữa các công ty của các nước để phát triển kinh tế - thương mại trong các lĩnh vực.
C. Hợp tác giữa các quốc gia về kinh tế - thương mại, khoa học kĩ thuật, công nghệ, văn hóa, giáo dục và bảo vệ môi trường.
D. Hợp tác giữa các tổ chức quốc tế và phát triển sản xuất, kinh doanh, thương mại.
Câu 10: Sau khi kí kết điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế là nội dung nào dưới đây của mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?
A. Pháp luật quốc tế làm thay đổi pháp luật quốc gia
B. Pháp luật quốc gia phụ thuộc vào pháp luật quốc tế
C. Pháp luật quốc tế là cơ sở để hoàn thiện pháp luật quốc gia
D. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bình đẳng với nhau
Câu 11: Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như:
A. quyền bầu cử, ứng cử,...
B. quyền tự do ngôn luận.
C. quyền tự do kinh doanh.
D. quyền tiếp cận thông tin.
Câu 12: Ý nào sau đây không phải là chế độ pháp lí của công dân?
A. Bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp hoặc luật cơ bản của Nhà nước.
B. Đa số các nước quy định chế độ pháp lí cho công dân rộng nhất trong ba bộ phận của dân cư.
C. Là chế độ mà nước sở tại cho phép người nước ngoài cư trú và sinh sống ở nước mình được hưởng những quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,…
D. Cùng cư trú và sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, song có rất nhiều quyền và nghĩa vụ mà chỉ công dân mới có, người nước ngoài, người không có quốc tịch không có.
Câu 13: Đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa,… - được gọi là:
A. Biên giới quốc gia trên bộ.
B. Biên giới quốc gia trên biển.
C. Biên giới quốc gia trên không.
D. Biên giới quốc gia trong lòng đất.
Câu 14: Người nước ngoài nào dưới đây không thuộc thành phần dân cư Việt Nam?
A. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.
B. Người nước ngoài đang du lịch tại Việt Nam.
C. Người nước ngoài đang làm việc trong doanh nghiệp tại Việt Nam.
D. Người nước ngoài đang thực hiện dự án hợp tác kinh tế tại Việt Nam.
Câu 15: Trong thềm lục địa, quốc gia ven biển có đặc quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự quyết và quyền chủ quyền.
B. Quyền tài phán và quyền cho phép.
C. Quyền chủ quyền và quyền tài phán.
D. Quyền chủ quyền và chủ quyền.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho tình huống sau:
Quốc gia X và quốc gia Y đều là thành viên của Liên Hợp Quốc và đã ký kết một thỏa thuận về việc sử dụng nguồn nước chung từ một con sông quốc tế. Tuy nhiên, quốc gia X đột ngột bắt đầu xây dựng một đập thủy điện trên con sông này mà không tham vấn quốc gia Y, điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn nước của quốc gia Y. Quốc gia Y phản đối và yêu cầu quốc gia X ngừng xây dựng đập, đồng thời yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo pháp luật quốc tế.
a) Quốc gia Y có quyền yêu cầu quốc gia X ngừng hành động xâm phạm nguồn nước chung và yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
b) Quốc gia X có quyền tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không cần tham vấn quốc gia Y vì các quốc gia có quyền tự quyết đối với tài nguyên trong lãnh thổ của mình mà không ảnh hưởng đến quốc gia khác.
c) Pháp luật quốc tế không có vai trò trong việc điều chỉnh các tranh chấp giữa các quốc gia về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, vì các vấn đề này phải do các quốc gia tự giải quyết mà không cần sự can thiệp của các cơ quan quốc tế.
d) Quốc gia X đã vi phạm nguyên tắc hợp tác quốc tế và không tôn trọng quyền bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia, vì việc xây dựng đập thủy điện mà không tham vấn quốc gia Y có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của quốc gia này.
Câu 2: Đọc tình huống sau:
Việt Nam là quốc gia ven biển luôn tuân thủ các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về quyền qua lại không gây hại. Ngày 30 - 1, tàu M (mang quốc tịch nước Q) đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam, sau khi đi vào khu vực này, tàu M đã tiến hành neo đậu, bốc dỡ hàng hóa sang một tàu biển khác.
a) Việc làm của tàu M không phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về chủ quyền quốc gia ven biển.
b) Hành vi này của nước M đã vi phạm quy định tại điều 20 Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
c) Việc bốc dỡ hàng hóa của tàu M không vi phạm về Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
d) Hành vi “thả neo dừng lại” của tàu M đã vi phạm quy tắc qua lại trong lãnh hải.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................