Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 

KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1 

ĐỀ SỐ 03:

Câu 1: Điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam là:

A. Tăng trưởng kinh tế

B. Phát triển con người

C. Phát triển kinh tế

D. Phát triển bền vững 

Câu 2: Thuật ngữ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong hoạt động kinh tế kinh tế?

A. Phát triển chuyên môn

B. Cơ sở dữ liệu 
C. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

D. Ngoại ký sinh 

Câu 3: Tính đến năm 2023, Việt Nam đã tham gia tổ chức kinh tế quốc tế nào?

A. WTO
B. ASEAN
C. EU
D. BRICS

Câu 4: Phát triển kinh tế là gì?

A. Là sự lớn lên về quy mô cùng với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội 
B. Là thuật ngữ dùng để chỉ khoản tài chính cần thiết để bắt đầu 1 doanh nghiệp, thường là những doanh nghiệp mới có nhiều rủi ro
C. Là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định
D. Là thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ tỷ lệ tổng doanh số của 1 sản phẩm mà người bán có

Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Trong điều kiện toàn cầu hóa thì hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia
B. Đối với các nước đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài trên nhiều lĩnh vực
C. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ phù hợp với những quốc gia đã và đang phát triển, cần tìm kiếm một thị trường mới nhiều tiềm năng phát triển để thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển
D. Hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các quốc gia tham gia cần gắn kết nền kinh tế của mình nền kinh tế nước khác  trong khu vực và trên thế giới

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách bảo hiểm xã hội?

A. Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động

B. Chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội

C. Chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận

D. Chính sách bảo hiểm xã hội là cơ sở để thực hiện tốt các chính sách khác trong hệ thống an sinh xã hội

Câu 7: Để thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng bền vững thì cần phái chú trọng những gì?

A. Thực hiện các chỉ tiêu đề ra

B. Phát triển kinh tế dựa trên cơ sở tài nguyên hiện có 
C. Tiến bộ và công bằng xã hội
D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 8: Tính đến năm 2020, WTO có bao nhiêu quốc gia thành viên?

A. 163

B. 164

C. 165

D. 166

Câu 9: Các chỉ tiêu kinh tế bao gồm những gì?

A. Tổng sản phẩm quốc nội, tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người
B. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, tổng sản phẩm quốc nội
C. Tổng thu nhấp quốc dân, tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người, tổng sản phẩm quốc nội bình quan đầu người, tổng sản phẩm quốc nội
D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người, tổng sản phẩm quốc nội

Câu 10: Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng thường dành cho đối tượng nào?

A. Người cao tuổi không có lương hưu, trẻ em mồ côi, người khuyết tật

B. Tất cả học sinh, sinh viên

C. Công nhân làm việc tại các khu công nghiệp

D. Người có thu nhập cao

Câu 11: Điền từ còn thiếu và chỗ trống để hoàn thiện đoạn thông tin sau:

“Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện.......nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự..........lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.”
A. Gắn kết, chia sẻ
B. Liên kết, phân chia
C. Gắn kết, phân chia
D. Liên kết, chia sẻ

Câu 12: Ý nào dưới đây là công thức tính GDP biết:

C: Chi tiêu của hộ gia đình

I: Chi tiêu của doanh nghiệp

G: Chi tiêu của Chính phủ

X: Kim ngạch xuất khẩu

M: Kim ngạch nhập khẩu
A. C+I+G+(X-M)
B. C+(I-G)+X+M
C. C+I+G-(X-M)
D. C+I-G+(X-M)

Câu 13: Bảo hiểm y tế được tạo ra nhằm mục đích gì?

A. Thay thế hoặc bù đặp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết

B. Người tham gia được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe nếu không may xảy ra tai nạn hoặc bệnh tật

C. Cung cấp sự bảo vệ khỏi hầu hết các rủi ro đối với tài sản khi nó bị tổn thất do tài sản bị mất cắp, cháy nổ, đâm va, hỏng hóc do thiên tai... 

D. Người tham gia được bù đắp một phần thu nhập, hỗ trợ học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm 

Câu 14: Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:

A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về chất, phát triển kinh tế phản ánh sự biến đổi về lượng

B. Tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn, bao hàm cả tăng trưởng kinh tế lẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội

C. Tăng trưởng kinh tế có phạm vi rộng hơn phát triển kinh tế

D. Phát triển kinh tế bao hàm cả tăng trưởng kinh tế 

Câu 15: Mức tăng GDP của thời điểm hiện tại so với GDP của thời điểm gốc cần so sánh thể hiện điều gì?

A. Sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế

B. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia
C. Sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế thị trường
D. Sự thay đổi về chất lượng sản phẩm tiêu dùng

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay