Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Công dân có quyền gì trong hôn nhân và gia đình?
A. Quyền tự do kết hôn và ly hôn.
B. Quyền yêu cầu vợ/chồng sống chung với gia đình của mình.
C. Quyền quyết định đối với tài sản chung của vợ chồng mà không cần sự đồng ý của đối tác.
D. Quyền can thiệp vào các quyết định gia đình của người khác.
Câu 2: Công dân có nghĩa vụ gì trong bảo vệ sức khỏe?
A. Phải tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
B. Được quyền từ chối tiêm chủng.
C. Không cần tham gia bảo hiểm y tế nếu không có tiền.
D. Chỉ có nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe cho mình mà không cần quan tâm đến người khác.
Câu 3: Hôn nhân được coi là hợp pháp khi nào?
A. Khi cả hai bên tự nguyện và được sự đồng ý của gia đình.
B. Khi đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Khi cả hai sống chung và có con.
D. Khi có một buổi lễ hôn nhân tại nhà thờ hoặc đền.
Câu 4: Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển nhượng cho người khác thông qua hình thức nào?
A. Thông qua di chúc.
B. Thông qua hợp đồng chuyển nhượng hợp pháp.
C. Thông qua thỏa thuận bằng lời nói.
D. Thông qua sự cho phép của nhà nước.
Câu 5: Công dân có quyền yêu cầu gì khi không hài lòng với chất lượng giảng dạy?
A. Khiếu nại và yêu cầu thay đổi giáo viên hoặc chương trình học.
B. Được thay đổi trường học mà không cần lý do.
C. Được yêu cầu các thầy cô cải tiến phương pháp dạy.
D. Được miễn học các môn học không yêu thích.
Câu 6: Đâu là quyền sở hữu tài sản?
A. Chỉ người nào là chủ sở hữu mới có quyền tặng tài sản của mình cho người khác.
B. Người được chủ sở hữu giao cho quản lí tài sản cũng có quyền sử dụng tài sản ấy.
C. Người mượn tài sản của người khác có quyền cho người khác mượn lại.
D. Người được chủ sở hữu cho mượn tài sản có quyền sử dụng tùy tiện theo ý của mình.
Câu 7: Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể
A. tự mình nắm giữ và sử dụng tài sản.
B. toàn quyền sử dụng và định đoạt tài sản.
C. tự mình nắm giữ, chi phối, quản lí trực tiếp tài sản.
D. tự mình quản lí tài sản theo cách riêng của mình.
Câu 8: Ý nào sau đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng?
A. Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản.
B. Không có nghãi vụ tạo điều kiện giúp đỡ nhau phát triển về mọi mặt.
C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
D. Có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 9: Ý nào sau đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình?
A. Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và lợi ích hợp pháp của con.
B. Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng.
C. Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
D. Các thành viên trong gia đình không có quyền chăm sóc và giúp đỡ nhau về kinh tế.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
A. Công dân được cung cấp đầy đủ các thông tin trong quá trình học tập.
B. Công dân tố cáo các hành vi vi phạm quyền học tập của công dân.
C. Công dân được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự trong học tập.
D. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ.
Câu 11: Ý nào sau đây không phải là quyền bình đẳng về cơ hội học tập?
A. Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính.
B. Không phân biệt đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội.
C. Có quyền học ở các loại hình trường, lớp khác nhau.
D. Giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của công nhân?
A. Bình đẳng trong khám, chữa bệnh.
B. Tôn trọng về tính mạng, sức khỏe.
C. Bảo vệ thu nhập trong đời sống.
D. Tố cáo các hành vi sai phạm.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân?
A. Hỗ trợ vay vốn để chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế.
B. Đảm bảo nước sạch trong sinh hoạt.
C. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
D. Bày tỏ ý kiến cá nhân.
Câu 14: Đâu không phải là nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?
A. Công dân không được xâm phạm tài sản của người khác, ngoại trừ một số trường hợp khẩn cấp do pháp luật quy định.
B. Công dân được tự ý thực hiện bất cứ hành vi nào đối với tài sản khi chưa được chủ sở hữu của tài sản đó chấp thuận, đồng ý.
C. Nếu gây hư hỏng, mất mát tài sản của người khác thì công dân phải sửa chữa, bồi thường theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
D. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, Nhà nước.
Câu 15: Người nào xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác thì có thể bị xử lí theo hình thức nào sau đây?
A. Xử lí hành chính trong phạm vi nội bộ cơ quan.
B. Xử phạt về hành vi không tôn trọng pháp luật.
C. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự.
D. Xử phạt theo yêu cầu của người bị vi phạm.
Câu 16: ............................................
............................................
.........................................…