Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: Công dân có quyền gì trong việc học tập?
A. Được chọn trường học và ngành nghề tự do.
B. Được hưởng các chế độ học bổng tùy thuộc vào thành tích học tập.
C. Được học miễn phí ở tất cả các cấp học.
D. Được tiếp cận với các chương trình đào tạo miễn phí.

Câu 2: Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là gì?
A. Chỉ khi tài sản đó có giá trị.
B. Tôn trọng và không xâm phạm đến tài sản của người khác.
C. Được phép sử dụng tài sản của người khác khi có sự đồng ý.
D. Được phép chiếm hữu tài sản của người khác nếu không bị phát hiện.

Câu 3: Chế độ học bổng được cấp cho học sinh, sinh viên dựa vào tiêu chí nào?
A. Dựa vào tài sản gia đình.
B. Dựa vào thành tích học tập và nghiên cứu khoa học.
C. Dựa vào quan hệ với giảng viên.
D. Dựa vào sự chấp nhận của nhà trường.

Câu 4: Trong hôn nhân, nghĩa vụ của vợ và chồng đối với con cái là gì?
A. Chỉ có người mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái.
B. Vợ và chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con cái.
C. Con cái có quyền quyết định nơi sinh sống và học tập.
D. Vợ và chồng có quyền yêu cầu con cái làm việc để hỗ trợ gia đình.

Câu 5: Chế độ bảo hiểm xã hội có tác dụng gì?
A. Cung cấp một khoản tiền hỗ trợ khi người lao động bị thất nghiệp.
B. Hỗ trợ người lao động khi nghỉ hưu hoặc gặp rủi ro.
C. Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí.
D. Hỗ trợ người lao động khi gặp tai nạn lao động.

Câu 6: Người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản

A. theo ủy quyền của Nhà nước.

B. theo nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.

C. theo ủy quyền của chủ sở hữu.

D. theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Câu 7: Ý nào sau đây nói không đúng về quyền sử dụng?

A. Có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

B. Là quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản.

C. Được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

D. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình?

A. Chị M và anh N đăng kí kết hôn sau khi đã tổ chức đám cưới.

B. Anh H thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi đã li hôn vợ.

C. Chị K đưa hết số tiền tiết kiệm được trước khi kết hôn cho chồng.

D. Anh Q tìm cách để vợ không được tham gia lớp học chuyên môn.

Câu 9: Để giúp mẹ trả nợ, chị M buộc phải cưới anh K theo yêu cầu của mẹ dù không có tình cảm với anh. Cuộc hôn nhân của anh K và chị M đã vi phạm quy định nào sau đây của pháp luật về hôn nhân và gia đình?

A.Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

B. Một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.

C. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. 

D. Luôn tôn trọng nhân phẩm, danh dự của nhau.

Câu 10: Học tập là

A. quyền của công dân.

B. nghĩa vụ của Nhà nước.

C. quyền và nghĩa vụ của công dân.

D. quyền và nghĩa vụ của chính quyền địa phương.

Câu 11: Đâu không phải là quyền của công dân trong học tập?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

C. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

D. Quyền được phát triển.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?

A. Tôn trọng y, bác sĩ.

B. Thực hiện phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn.

C. Đảm bảo vệ sinh trong lao động.

D. Hợp tác đầy đủ với y, bác sĩ.

Câu 13: Ý nào dưới đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong đảm bảo an sinh xã hội?

A. Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

B. Được bình đẳng trong bảo đảm an sinh xã hội.

C. Được tham gia vào các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp xã hội.

D. Được lợi dụng các quyền về đảm bảo an sinh xã hội để xâm phậm quyền và lợi ích của người khác.

Câu 14: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm?

A. Từ 7 năm đến 15 năm.

B. Từ 5 năm đến 15 năm.

C. Từ 5 năm đến 10 năm.

D. Từ 1 năm đến 5 năm.

Câu 15:  Để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân, Nhà nước không nên thực hiện các biện pháp nào sau đây?

A. Quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân.

B. Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

C. Quản lý, trông coi mọi tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

D. Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay