Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Giáo án bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 

TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

BÀI 10: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,…). Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết một bài giới thiệu ngắn về nội dung công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay và nêu cảm nghĩ của em. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Trân trọng những thành tựu của đất nước trong công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. 

  • Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Tư liệu lịch sử: hình ảnh, tư liệu trích từ Văn kiện Đảng toàn tập,…

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Khái quát về công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 

b. Nội dung: GV cho HS xem video “Đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi xem đoạn video?

c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS sau khi xem đoạn video.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp xem video “Đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

https://www.youtube.com/watch?v=JsGgVSzqkMA (Từ 1p10s đến 3p17s).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi xem đoạn video?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem đoạn video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi xem đoạn video.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Việt Nam bắt đầu đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh,… Đất nước phát triển, đời sống nhân dân bình yên, hạnh phúc. Đó là những thành quả ngọt ngào mà công cuộc Đổi mới mang lại.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đây, Việt Nam bước vào thời kì Đổi mới toàn diện đất nước. Vậy, công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam đã trải qua những giai đoạn nào? Nội dung chính của mỗi giai đoạn là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 – 1995)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung chính giai đoạn khởi đầu của công cuộc Đổi mới đất nước (1986 – 1995).

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 1, Bảng 1, thông tin mục 1 SGK tr. 61 – 62 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986 – 1995. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986 – 1995.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu Hình 1 SGK tr.61 kết hợp hình ảnh GV cung cấp, nhắc lại bối cảnh đất nước trước khi tiến hành công cuộc Đổi mới năm 1986: 

+ Từ thập niên 80 của thế kỉ XX, kinh tế - xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân gặp phải những khó khăn gay gắt. Trước tình hình đó, yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam là phải tiến hành đổi mới để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

+ Tháng 12/1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích những sai lầm, khuyết điểm trong đường lối xây dựng đất nước và đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Hình 1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI

của Đảng Cộng sản Việt Nam

CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI

 của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986)

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 1, Bảng 1, thông tin mục 1 SGK tr. 61 – 62 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986 – 1995. 

TƯ LIỆU 1: “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 49, NXB Chính trị quốc gia, 2006, tr. 968)

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). 

- GV hướng dẫn HS liên hệ với thực tiễn, lí giải sâu hơn các vấn đề:

+ Cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp: là chính sách trong đó nền kinh tế sẽ hoạt động dưới sự trấn áp của Nhà nước về những yếu tố sản xuất cũng như phân phối về vấn đề thu nhập. Nhà nước đã can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế mà không coi trọng những quy luật của thị trường.

+ Cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước: là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao công cuộc Đổi mới lại được triển khai trọng tâm trên lĩnh vực kinh tế?

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận và cho biết: Việc đề ra đường lối đổi mới của Đảng đã khẳng định điều gì? Giai đoạn đầu công cuộc Đổi mới có ý nghĩa như thế nào với giai đoạn tiếp theo? 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1986 – 1995.

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Công cuộc Đổi mới lại được triển khai trọng tâm trên lĩnh vực kinh tế, bởi:

  • Đổi mới kinh tế mở đường cho kinh tế đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, tạo động lực cho nền kinh tế đất nước phát triển và hội nhập với kinh tế thể giới, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 

  • Kinh tế phát triển góp phần quan trọng cho sự ổn định về mặt xã hội, là cơ sở để Đảng và nhà nước triển khai công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực khác.

+ Việc đề ra đường lối đổi mới của Đảng đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới tạo cơ sở để đất nước bước vào giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp đổi mới toàn diện hơn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước được đề ra tại Đại hội đại biểu  toàn quốc lần thứ VI (1986), tiếp tục được bổ sung tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ  VII (1991) của Đảng.

+ Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam được tiến hành toàn diện, đồng bộ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực, trong đó đổi mới kinh tế được xác định là trọng tâm (Đổi mới tư duy kinh tế; đổi mới nhưng không xa rời mục tiêu XHCN; đổi mới có hình thức, bước đi, biện pháp phù hợp). 

+ Trong giai đoạn 1986 – 1995, đổi mới kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm; nhằm ổn định kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, phá bỏ thế bị bao vây, cấm vận; tạo cơ sở để đất nước bước vào giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp đổi mới toàn diện hơn.

GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 – 1995)

* Yêu cầu đặt ra của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa:

- Phát triển đất nước.

- Đảm bảo đời sống nhân dân.

- Phù hợp xu thế chung của thời đại.

* Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 1986 – 1995: 

- Trọng tâm là đổi mới kinh tế:

+ Kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp; hình thành cơ   chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

+ Phát triển kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa.

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn: 

  • Lương thực – Thực phẩm.

  • Hàng tiêu dùng.

  • Hàng xuất khẩu.

- Đẩy lùi, kiểm soát lạm phát; ổn định, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế - xã  hội, tích lũy nội bộ từ nền kinh tế, đưa Việt Nam ra khỏi  tình trạng khủng hoảng.

- Đổi mới toàn diện và đồng bộ:

+ Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, văn hoá - xã hội, chú trọng nhân tố  con người. Xác định khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu.

+ Đổi mới chính trị tích cực, vững chắc: đổi mới  nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị.

+ Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. 

 

Tư liệu 1: Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 – 1995).

     1.1. “Chúng ta không thể né tránh, kiêng kị cơ chế thị trường, vì đó là sự vận động của quy luật khách quan ngoài ý muốn của ta... Trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chúng ta đã bác bỏ cơ chế thị trường, làm trái quy luật khách quan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng kéo đài; rốt cuộc vẫn phải bị động chạy theo tính tự phát của thị trường tự do. Đó là sai lầm cần phải khắc phục”.

(Trường Chinh, Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại

NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.39)

     1.2. Khái niệm “đổi mới kinh tế” qua các văn kiện của Đảng được hiểu là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là bước chuyển từ nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế “mở đối với khu vực và thế giới, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

(Theo Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong quá trình 

đổi mới ở Việt Nam, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 30/9/2015)

CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Video: Đại hội Đảng lần thứ VI - Quyết tâm đổi mới.

https://www.youtube.com/watch?v=enZg2jqhukc

Video: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng – Mở ra thời kỳ đổi mới đất nước.

https://www.youtube.com/watch?v=xFHawdU99KQ&t=133s

Hoạt động 2. Tìm hiểu giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996 – 2006)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nội dung chính của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Tư liệu 2, Hình 2, thông tin mục 2 SGK tr.62, 63 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy nêu nội dung chính của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về nội dung chính của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu Hình 2 SGK tr.63 kết hợp dẫn dắt: 

CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Hình 2. Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc

 lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Sau 10 năm tiến hành công cuộc Đổi mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đất nước đã vượt qua giai đoạn thử thách gay go. Công cuộc Đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. 

+ Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra đã hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, những nhiệm vụ mới tiếp tục được đặt ra đó là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- GV trình chiếu Tư liệu 2 SGK tr.63 và giải thích:

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Theo quan niệm hiện đại mà Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi một cách cơ bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

+ Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

TƯ LIỆU 2: “Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, 

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, 2000, tr. 80) 

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Bảng 2 SGK tr.63, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, HỘI NHẬP KINH TẾ 

QUỐC TẾ (1996 – 2006)

1. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới giai đoạn 1996 – 2006.

- Về kinh tế:……………………………………………

………………………………………………………...…

……………………………………………………..

- Về chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng:

………………………………………………………...

………………………………………………………...

………………………………………………………..

- Về đối ngoại:…………………………………………

………………………………………………………...

………………………………………………………..

2. Tại sao giai  đoạn 1996 - 2006, Đảng ta chủ trương thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá  đất nước?

………………………………………………………...…

……………………………………………………..

3. Nêu nhận xét về nội dung đường lối đổi mới giai đoạn 1996 – 2006

………………………………………………………...…

……………………………………………………...

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Theo em, công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006 có ý nghĩa như thế nào đối với giai đoạn tiếp theo?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 HS lần lượt trình bày nội dung chính của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006 theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006 tạo nền tảng cho Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trong giai đoạn tiếp theo. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: 

Công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006 đực tiến hành trên tất cả các lĩnh vực, lấy nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm trung tâm. 

+ Công cuộc Đổi mới giai đoạn này tạo nền tảng cho Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trong giai đoạn tiếp theo.

- GV chuyển sang nội dung mới.  

2. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996 – 2006)

Kết quả Phiếu học tập số 1 về nội dung chính của công cuộc Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. 

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay