Phiếu trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời ôn tập chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRUNG QUỐC
TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Câu 1: Để phát triển nông nghiệp, các vua đầu triều nhà Minh và nhà Thanh thường ban hành những chính sách gì?
A. Xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh ngũ cốc, chè, bông.
B. Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi.
C. Tịch thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân cày nghèo.
D. Nhập nhiều giống cây trồng mới (khoai lang, ngô, lạc, ớt,…).
Câu 2: Từ cuối triều Minh, nhà nước phong kiến Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chính sách:
A. hạn chế ngoại thương.
B. bành trướng lãnh thổ.
C. miễn giảm sưu, thuế.
D. chia ruộng đất cho nông dân.
Câu 3: Trong quan điểm của Nho giáo, “ngũ thường” được hiểu là:
A. 5 mối quan hệ cơ bản trong xã hội.
B. 5 đức tính tốt đẹp của người quân tử.
C. 5 phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
D. 5 quy tắc ứng xử giữa các cá nhân.
Câu 4: Ở Trung Quốc thời phong kiến, loại hình kiến trúc cung điện phát triển, đạt được nhiều thành tựu, tiêu biểu là công trình:
A. chùa Thiên Ninh.
B. Thập Tam lăng.
C. chùa Thiếu Lâm.
D. Tử Cấm thành.
Câu 5: Bộ sử nổi tiếng dưới thời Hán là:
A. Sử kí (Tư Mã Thiên).
B. Tứ khố toàn thư.
C. Vĩnh Lạc đại điển.
D. Chiến quốc sách.
Câu 6: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại:
A. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh.
B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
C. Đường, thời kì Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
D. Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh.
Câu 7: Hai triều đại “ngoại tộc” ở Trung Quốc là:
A. Tần và Đường.
B. Nguyên và Thanh.
C. Đường và Thanh.
D. Tống và Nguyên.
Câu 8: Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?
A. Phát triển mạnh mẽ.
B. Sa sút, thường xuyên mất mùa.
C. Không có gì thay đổi so với trước đó.
D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên.
Câu 9: Người sáng lập ra triều Minh ở Trung Quốc là:
A. Tần Doanh Chính.
B. Chu Nguyên Chương.
C. Triệu Khuông Dẫn.
D. Lý Thế Dân.
Câu 10: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là:
A. Thanh.
B. Minh.
C. Nguyên.
D. Tần
Câu 11: Từ thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh:
A. Suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
B. Bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên nhiều lĩnh vực.
C. Vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất thế giới.
D. Mới được hình thành và bước đầu phát triển.
Câu 12: Thế kỉ XV, thông qua các thương nhân Bồ Đào Nha và các chuyến thám hiểm của Trịnh Hoà, Trung Quốc đã:
A. Đưa quân đi xâm chiếm nhiều vùng đất mới.
B. Đưa quân đi thôn tính nhiều nước quanh biển Thái Bình Dương.
C. Du nhập nhiều loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,…)
D. Du nhập nhiều giống cây trồng mới (khoai lang, ngô, lạc, ớt,…)
Câu 13: Thương cảng nào trong thời Minh – Thanh trở thành trung tâm buôn bán sầm uất với nước ngoài?
A. Tô Châu.
B. Tùng Giang.
C. Quảng Châu.
D. Thượng Hải.
Câu 14: Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ:
A. Công điền.
B. Tịch điền.
C. Quân điền.
D. Doanh điền.
Câu 15: Đâu là điểm giống nhau về nông nghiệp ở thời Minh – Thanh và thời Đường?
A. Nông nghiệp phát triển mạnh.
B. Chăn nuôi phát triển ở quy mô lớn.
C. Áp dụng nhiều kĩ thuật, công cụ hiện đại.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Nhà Mãn Thanh đạt được sự phát triển ổn định dưới thời kì cai trị của 3 vị vua nào?
A. Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.
B. Thuận Trị, Gia Khánh, Quang Tự.
C. Gia Khánh, Hàm Phong, Phổ Nghi.
D. Thuận Trị, Quang Tự, Phổ Nghi.
Câu 17: Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại:
A. Nhà Hán.
B. Nhà Đường.
C. Nhà Nguyên.
D. Nhà Thanh.
Câu 18: Tại sao đến cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán?
A. Vì nhà Đường tích cực thực hiện chính sách khai khẩn, mở rộng bờ cõi.
B. Vì nhiều nước thấy nhà Đường hùng mạnh mà vua chúa lại nhân nghĩa nên hợp nhất vào.
C. Vì nhà Đường vốn có diện tích lãnh thổ rộng lớn như vậy
D. Vì nhà Đường thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ, đem quân đi đánh chiếm nhiều nơi.
Câu 19: Câu nào sau đây không đúng?
A. Vào thời Đường, các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương, nhiều khoa thi được mở ra để triều đình tuyển chọn nhân tài làm quan.
B. Mặc dù nông nghiệp phát triển mạnh song thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đường lại không được chú trọng.
C. Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây.
D. Trong thế kỉ VII và VIII, Trường An có khoảng 2 triệu người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, Arab, Iran, Hy Lạp,…
Câu 20: Câu nào sau đây không đúng?
A. Các vua đầu triều Minh, Thanh thường giảm thuế khoá, chia ruộng đất cho nông dân đồng thời chú trọng công tác thuỷ lợi.
B. Thủ công nghiệp thời Minh – Thanh phát triển đa dạng. Nghề thủ công nổi tiếng nhất của Trung Quốc thời kì này là nghề dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,…
C. Thời Minh – Thanh, các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, phần lớn tập trung ở thành thị.
D. Từ cuối triều Minh, nhà nước bắt đầu áp dụng chính sách ngoại thương, mở rộng buôn bán bằng đường biển.
Câu 21: Câu nào dưới đây không đúng?
A. Thời Đường, nhất là thời kì trị vì của Đường Thái Tông, đất nước phát triển, bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh.
B. Sau khi nhà Tống sụp đổ, nhà Đường là triều đại cai trị ở Trung Quốc.
C. Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính các dân tộc nhỏ yếu hơn.
D. Tơ lụa là mặt hàng được giao thương chính và đầu tiên trên “con đường tơ lụa” thời phong kiến của Trung Quốc.
Câu 22: Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh có đặc điểm gì nổi bật?
A. Hình thành một số đô thị với nhiều ngành thủ công truyền thống.
B. Kinh tế không phát triển do bị các chính sách của nhà nước kìm hãm.
C. Công thương nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. Các xưởng thủ công lớn xuất hiện ở nhiều nơi.
Câu 23: Nhận xét nào dưới đây đúng với sự phát triển của Trung Quốc dưới thời kì cai trị của nhà Đường?
A. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
B. Trung Quốc đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
C. Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển.
Câu 24: Năm 960, Triệu Khuông Dẫn lập ra:
A. Nhà Tần.
B. Nhà Triệu.
C. Nhà Tống.
D. Nhà Minh.
Câu 25: “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc bao gồm các thành tựu về kĩ thuật nào sau đây?
A. Thuốc nhuộm, mực in, giấy vẽ, đúc tiền.
B. Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng.
C. Luyện sắt, đúc đồng, chế tạo súng, giấy.
D. Bản đồ, giấy, đúc tiền, mực in.