Phiếu trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối Bài 19: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên Bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên Bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
BÀI 19: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY.
LIÊN BANG NGA VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
(25 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Từ năm 1991, xu hướng đối đầu trong Chiến tranh lạnh được thay thế bằng:
- Xu thế chiến tranh trực tiếp.
- Xu thế đối thoại.
- Xu thế bạo lực cách mạng.
- Xu thế thuộc địa.
Câu 2: Quốc gia nào đang là đối thủ cạnh tranh quyết liệt vị thế siêu cường với Mỹ?
- Liên Bang Nga.
- Đức.
- Trung Quốc.
- Pháp.
Câu 3: Đường lối đối ngoại của nước Nga từ 1991 – 2000 là thân phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước nào?
- Châu Á.
- Châu Phi.
- Châu Mĩ Latinh.
- Châu Âu.
Câu 4: Tháng 12-1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định nước Nga theo thể chế nào?
- Quân chủ lập hiến.
- Dân chủ tư sản.
- Tổng thống liên bang.
- Xã hội chủ nghĩa.
Câu 5: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga là:
- quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
- quốc gia được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô.
- quốc gia nắm mọi quyền hành ở Đông Âu.
- quốc gia đứng đầu Liên bang Xô viết.
Câu 6: Nội dung nào phản ánh đúng tình hình kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1990 – 1995?
- Tăng trưởng âm.
- Tăng trưởng nhanh chóng.
- Phát triển xen kẽ khủng hoảng.
- Tăng trưởng chậm.
Câu 7: Một trong những đường lối đối ngoại của Liên bang Nga trong thập niên 90 của thế kỉ XX là:
- đối đầu quyết liệt với Mĩ.
- vươn lên nắm quyền chi phối thế giới.
- cố gắng duy trì địa vị của một cường quốc xã hội chủ nghĩa.
- khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
Câu 8: Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên bang Nga được ban hành vào năm nào?
- Năm 1991.
- Năm 1992.
- Năm 1993.
- Năm 2000.
Câu 9: Sau khi trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991), chính sách đối ngoại của Mĩ là gì?
- Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo
- Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố
- Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
- Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới
Câu 10: Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình?
- Ngăn đe thực tế.
- Cam kết và mở rộng.
- Phản ứng linh hoạt.
- Trả đũa ồ ạt.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong những năm cuối thế kỉ XX là gì?
- Ngả về phương Tây với hy vọng nhận được sự viện trợ về kinh tế.
- Tăng cường chạy đua vũ trang để phát động cuộc chiến tranh mới.
- Hợp tác toàn diện với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.
- Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập với bên ngoài.
Câu 2: Từ năm 2000, tình hình kinh tế nước Nga như thế nào?
- Tiếp tục khủng hoảng trầm trọng.
- Dần dần hồi phục và phát triển.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn âm.
- Phát triển xen kẽ với khủng hoảng.
Câu 3: Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại nào?
- “Định hướng phương Tây”.
- “Định hướng Á – Âu”.
- “Định hướng phương Đông”.
- “Định hướng Thái Bình Dương”.
Câu 4: Nội dung nào phản ánh đúng nhất về diện mạo nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX?
- Tăng trưởng liên tục, địa vị Mĩ dần phục hồi trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới.
- Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính đứng đầu thế giới.
- Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.
- Tương đối ổn định, không có suy thoái và không có biểu hiện tăng trưởng.
Câu 5: Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong chiến lược “cam kết và mở rộng” của Mĩ?
- Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao.
- Tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế của Mĩ.
- Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ của nước khác.
- Tăng cường phát triển khoa học, kĩ thuật, quân sự bảo đảm tính hiện đại về vũ trang.
Câu 6: Mĩ đã sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”?
- Ủng hộ độc lập dân tộc.
- Thúc đẩy dân chủ.
- Chống chủ nghĩa khủng bố.
- Tự do, tín ngưỡng.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, em có nhận thức gì về công cuộc cải tổ đất nước ở Liên Xô ?
- Cải tổ đất nước là sai lầm lớn, đưa đất Liên Xô lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
- Cải tổ đất nước ở Liên Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp, không cần thiết.
- Cải tổ là một tất yếu, nhưng trong quá trình thực hiện, Liên Xô liên tục mắc phải sai lầm nên đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội.
- Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên dù công cuộc cải tổ được xúc tiến tích cực vẫn không thể cứu vãn được tình hình.
Câu 2: Người được bầu làm Tổng thống Nga năm 2000 là ai?
- M. Goócbachốp.
- B. Enxin.
- D Medvedev.
- V. Putin.
Câu 3: Nét nổi bật trong đối nội ở Liên bang Nga giai đoạn 1991 – 2000 là:
- xung đột lãnh thổ với láng giềng.
- sự tranh chấp giữa các tôn giáo.
- sự tranh chấp giữa các đảng phái.
- chủ nghĩa khủng bố hoạt động mạnh.
Câu 4: Trong những năm cuối của thế kỉ XX, dưới thời Tổng thống nào, nước Nga đứng trước thách thức lớn về tình trạng không ổn định do tranh chấp giữa các đảng phái?
- V.Putin.
- B. Enxin.
- D. Medvedev.
- V. Vorotnikov.
Câu 5: Vì sao sau khi trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mỹ không thể thiết lập trật tự thế giới một cực?
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố.
- Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mỹ bị sụp đổ.
- Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc.
- Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính.