Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời Ôn tập bài 8: Cái tôi - thế giới độc đáo (thơ) (Phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 8 Cái tôi - thế giới độc đáo (thơ) (Phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 8. CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

(PHẦN 1)

Câu 1: Tác giả bài thơ Nguyệt cầm là ai?

  1. Xuân Quỳnh
  2. Xuân Diệu
  3. Lưu Trọng Lư
  4. Nguyễn Bính

Câu 2: Xuân Diệu quê ở đâu?

  1. Làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh
  2. Làng La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội
  3. Làng Sen, huyện Nam Đàn, Nghệ An
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất về năm sinh năm mất của Xuân Diệu?

  1. 1916 -1986
  2. 1915 – 1985
  3. 1916 - 1985
  4. 1916 – 1987

Câu 4: Bài thơ Nguyệt cầm được in trong tập nào:

  1. Gửi hương cho gió
  2. Gửi hương cho cây
  3. Tuyển tập Xuân Diệu
  4. Vội vàng

Câu 5: Bài thơ Nguyệt cầm viết theo thể thơ nào?

  1. Ngũ ngôn
  2. Thất ngôn
  3. Lục bát
  4. Tự do

Câu 6: Câu thơ “Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê” có gì mới?

  1. Phá vỡ quy tắc ngôn ngữ
  2. Đảo ngữ
  3. Lặp cấu trúc
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 7: Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”

  1. Biện pháp đối
  2. Biện pháp lặp cấu trúc
  3. Biện pháp đảo ngữ
  4. Biện pháp nhân hóa

Câu 8: Xuân Diệu đã có đóng góp đáng kể cho phong trào thơ mới giai đoạn nào?

  1. 1930 - 1945
  2. 1945 - 1950
  3. 1960 - 1975
  4. Một đáp án khác

Câu 9: Tác giả của Thời gian là:

  1. Văn Cao
  2. Xuân Diệu
  3. Hồ Xuân Hương
  4. Bà huyện Thanh Quan

Câu 10: Một sáng tác nổi tiếng của Văn Cao gắn liền với đất nước:

  1. Tiến quân ca
  2. Đoàn ca
  3. Đội ca
  4. Đảng đã cho em mùa xuân

Câu 11: Thể thơ của bài Thời gian:

  1. Tự do
  2. Song thất lục bát
  3. Lục bát
  4. Ngũ ngôn

Câu 12: Dòng thơ đầu tiên “thời gian qua kẽ tay” cho thấy nhà thơ hình dung thế nào về thời gian trong bài Thời gian?

  1. Thời gian trôi một cách âm thầm lặng lẽ không báo trước
  2. Thời gian trôi rất nhanh
  3. Thời gian trôi rất chậm
  4. Một đáp án khác

Câu 13: Hình ảnh chiếc lá khô và tiếng sỏi trong lòng giếng cạn gợi cho bạn cảm nhận gì về thời gian?

  1. Cái vô tình của thời gian chỉ còn đọng lại trong lòng con người những hoài niệm
  2. Sự tàn phá của thời gian khiến con người trở nên sợ hãi
  3. Lo lắng về sự già đi của con người
  4. Tự tin về sự tươi trẻ của tuổi đôi mươi

Câu 14: Bài thơ Thời gian ra đời vào năm:

  1. 1986
  2. 1987
  3. 1988
  4. 1989

Câu 15: Bài thơ thời gian in trong tập thơ nào:

  1. Tuyển tập Văn Cao
  2. Thời gian
  3. Không đáp án nào đúng

Câu 16: Điểm tương đường giữa “những câu thơ”; “những bài hát” và “đôi mắt em”:

  1. Nghệ thuật và cái đẹp sẽ tồn tại vĩnh cửu
  2. Đều là những thứ có thể cảm nhận bằng mắt và tai
  3. Đều là những thứ tác giả yêu thích
  4. Đều là thứ người đọc yêu thích

Câu 17: Biện pháp lặp cú pháp là gì?

  1. Là lặp kết cấu cú pháp, nhưng thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ, lặp nhịp điệu trong câu hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
  2. Là lặp cấu tứ thơ và thường có sự phối hợp với các phép tu từ khác.
  3. Là lặp thanh vần của câu và thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.

Câu 18: Câu văn dưới đây có sử dụng biện pháp lặp cú pháp hay không?

"Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta."

  1. Không

Câu 19: Phép liệt kê chỉ có tác dụng tu từ khi kể ra hàng loạt các sự vật, hiện tượng liên quan đến nhau nhằm tạo ấn tượng, cảm xúc cho người đọc. Đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

 

Câu 20: Dòng nào sau đây không sử dụng phép liệt kê?

  1. Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.
  2. Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.
  3. Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.
  4. Với những kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường, các nhà giáo dục luôn tin tưởng rằng thế hệ sinh viên mới ra trường sẽ có những đóng góp nhất định cho xã hội, giúp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - chính trị.

Câu 21: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê nào: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập."

  1. Liệt kê theo từng cặp
  2. Liệt kê không theo từng cặp.
  3. Liệt kê tăng tiến
  4. Liệt kê không tăng tiến

 

Câu 22: Tên loại đàn được tác giả Xuân Diệu nhắc đến trong bài Nguyệt cầm?

  1. Đàn bầu
  2. Đàn nhị
  3. Đàn nguyệt
  4. Đàn tơ rưng

Câu 23: Câu thơ “Đã chết đêm rằm theo nước xanh” liên tưởng đến nhân vật nào trong bài thơ Nguyệt cầm?

  1. Thúy Kiều
  2. Đạm Tiên
  3. Chiêu Quân
  4. Tây Thi

Câu 24: Tiếng đàn cất lên trong khoảng thời gian nào trong bài thơ Nguyệt cầm?

  1. Trong buổi trưa
  2. Buổi chiều tà
  3. Đêm khuya
  4. Buổi sáng

Câu 25: Điểm khác biệt giữa các hình ảnh “câu thơ”, “bài hát”, “mắt em” với hình ảnh “những chiếc lá”.

  1. Những giá trị nghệ thuật và tình yêu là cái không bao giờ bị thời gian lãng quên. Còn chiếc lá là cái hữu hạn sẽ bị thời gian phủi xóa
  2. Cái lạ có thể cầm được còn những thứ kia thì không
  3. Khác nhau về cảm giác. Có cái cảm nhận bằng tay cái cảm nhận bằng thính giác
  4. Một đáp án khác

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay