Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Bài 8: Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 8: DỮ LIỆU TRONG VĂN BẢN THÔNG TIN
ĐỌC: GIÁO DỤC KHAI PHÓNG Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC
(16 câu)
I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)
Câu 1: Tác giả của bản bản “Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục” là ai?
A. Nguyễn Nam.
B. Cở-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt.
C. Mác Kơ-len-xki.
D. Đáp án khác.
Câu 2: Tác gủa tác phẩm “Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục” sinh năm bao nhiêu?
A. Năm 1960.
B. Năm 1961.
C. Năm 1962.
D. Năm 1963.
Câu 3: Quê của tác giả tác phẩm “Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục” ở đâu?
A. Nghệ An.
B. Hòa Bình.
C. Hà Nội.
D. Hưng Yên.
Câu 4: Tác giả nghiên cứu về lĩnh vực nào?
A. Lịch sử tư tưởng, văn chương.
B. Văn chương, điện ảnh.
C. Điện ảnh, lịch sử tư tưởng.
D. Lịch sử tư tưởng, văn chương và điện ảnh.
Câu 5: Đáp án nào sau đây không phải là mục tiêu của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục?
A. Khai trí dân đen, bồi dưỡng nhân tài, canh tân đất nước.
B. Giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất con người.
C. Giải phóng dân trí phát triển tư tưởng dân chủ, dân quyền.
D. Chấn hung thực nghiệp, pháp triển công thương nghiệp.
Câu 6: Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam và sự xâm lược của thực dân Pháp.
B. Sự trỗi dậy của phong trào Duy Tân ở Nhật Bản và sự truyền bá tư tưởng phương Tây vào Đông Á.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự hình thành các quốc gia độc lập ở châu Á.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế công nghiệp ở Việt Nam và nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao.
Câu 7: Yếu tố nào không phải là tác động đến sự ra đời của Đông Kinh Nghĩa Thục?
A. Sự truyền bá tư tưởng chính trị, triết học phương Tây qua "tân thư".
B. Những thành tựu của Nhật Bản về quân sự, chính trị, kinh tế, giáo dục, xã hội.
C. Sự phát triển của văn hóa truyền thống Việt Nam.
D. Nhận thức về sức mạnh của giáo dục và ảnh hưởng của mô hình giáo dục Nhật Bản.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Theo tác giả, điểm nhấn then chốt của Đông Kinh Nghĩa Thục là gì?
A. Được tiến hành từ trên xuống, do triều đình khởi xướng.
B. Theo định hướng bảo tồn văn hóa truyền thống.
C. Mong cầu tiến bộ về tri thức, tư duy và dân chủ, được tiến hành từ dưới lên, bắt nguồn từ dân chúng và theo định hướng độc lập dân tộc.
D. Tập trung vào việc đào tạo nhân tài cho bộ máy hành chính của chính quyền thực dân.
Câu 2: Tác giả đã sử dụng những loại dữ liệu nào để nghiên cứu về Đông Kinh Nghĩa Thục?
A. Các sắc lệnh của triều đình và báo cáo của chính quyền thực dân.
B. Sách "Đông Kinh Nghĩa Thục" của Đào Trinh Nhất, các bài viết của Hoa Bằng trên báo chí và cuốn sách "Đông Kinh Nghĩa Thục" chưa in chính thức của Hoa Bằng.
C. Các hồi ký của các quan chức Pháp và các tài liệu lưu trữ tại Pháp.
D. Các cuộc phỏng vấn những người sống cùng thời với Đông Kinh Nghĩa Thục.
Câu 3: Việc các thư tịch, khảo cứu về Đông Kinh Nghĩa Thục bị kiểm duyệt cho thấy điều gì?
A. Sự thờ ơ của chính quyền đối với phong trào.
B. Sự trấn áp của chính quyền thực dân đối với phong trào và nỗ lực của giới học giả trong việc bảo vệ, khẳng định đóng góp của Đông Kinh Nghĩa Thục.
C. Sự thiếu quan tâm của người dân đối với lịch sử.
D. Sự yếu kém của nền văn hóa Việt Nam.
Câu 4: Đặc điểm nào không thuộc về giáo dục khai phóng?
A. Khuyến khích tự do học thuật.
B. Hướng tới thực học.
C. Thúc đẩy tinh thần phản biện.
D. Coi trọng việc học thuộc lòng kinh điển.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Vì sao tác giả cho rằng Đông Kinh Nghĩa Thục là một mô hình giáo dục khai phóng?
A. Vì trường chỉ dạy các môn khoa học tự nhiên.
B. Vì trường áp dụng phương pháp giáo dục của Pháp.
C. Vì trường thể hiện tinh thần khai phóng hiện đại qua sự đa dạng trong cách sử dụng văn tự, sự bình đẳng giới, tinh thần thực tiễn, tính trách nhiệm, tinh thần sáng tạo, tự do và cởi mở, dám từ bỏ lối học từ chương.
D. Vì trường được thành lập bởi người nước ngoài.
--------------- Còn tiếp ---------------