Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03
Câu 1: Truyện “Muối của rừng” được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Không có ngôi kể
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản “Muối của rừng”:
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: Trong truyện ngắn “Muối của rừng”, tại sao ông Diểu lại phóng sinh cho con khỉ đực?
A. Vì nhìn thấy con khỉ đực sắp chết
B. Vì nhìn thấy con khỉ đực có tình cảm như một con người.
C. Vì nhìn thấy con khỉ đực này còn có gia đình, có trách nhiệm với gia đình của khỉ đực và ông nhận ra hành động đi săn sẽ giết chết con khỉ đực, phá hoại một gia đình.
D. Vì nhìn thấy con khỉ đức có vợ
Câu 4: Hình ảnh hoa tử huyền có ý nghĩa biểu tượng gì?
A. Biểu tượng cho sự sống mới, niềm tin, lời nhắn nhủ về sự thức tỉnh, hướng thiện, khẳng định sức mạnh của thiên nhiên và gợi mở về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên
B. Kết tinh vẻ đẹp của núi rừng thiên nhiên.
C. Hình ảnh mang tính chất đánh giá và dự báo
D. Biểu tượng của thiên nhiên núi rừng miền Bắc
Câu 6: Xác định các phép liên kết hình thức được sử dụng trong những câu văn sau: Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng?
A. Phép nối
B. Phép lặp
C. Phép thế
D. Cả phép lặp và phép thế
Câu 7: Xét theo cấu trúc ngữ pháp, câu văn sau thuộc loại câu gì?
Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú.
A. Câu ghép
B. Câu đơn
C. Câu miêu tả
D. Câu trần thuật
Câu 8: Ý nghĩ đi săn của ông Diểu nảy sinh khi nào?
A. Khi cây cối đều nhú lộc non
B. Khoảng thời gian rừng xanh ngắt và ẩm ướt
C. Khi ông sáu mươi tuổi
D. Khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng
Câu 9: Trong tác phẩm “Hải khẩu linh từ”, Bích Châu có tên thật là?
A. Thúy Kiều
B. Nguyễn Cơ
C. Tề Phi
D. Bích Thúy
Câu 10: Trong tác phẩm “Hải khẩu linh từ”, nhân vật Bích Châu sống dưới thời vua nào?
A. Vua Lê Thánh Tông
B. Quảng Lợi vương
C. Vua Dụê Tông
D. Vua Trần Nhân Tông
Câu 11: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:
Xắn tay mở khóa Động Đào
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai.
A. Lối vào Thiên Thai.
B. Rẽ mây trông tỏ.
C. Động Đào, Thiên Thai.
D. Xắn tay mở khóa.
Câu 12: Theo em, giai đoạn suy tàn của điển cố trong sáng tác diễn ra khi nào?
A. Khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
B. Trong giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.
C. Khi chữ Quốc ngữ xuất hiện, chữ Hán và chữ Nôm không còn được sử dụng nữa.
D. Giai đoạn đất nước đổi mới năm 1986.
Câu 13: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:
Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác gì Trương Tử mở vòng Đương Dương.
A. Vân Tiên.
B. Trương Tử mở vòng Đương Dương.
C. Tả đột hữu xung.
D. Vân Tiên tả đột hữu xung
Câu 14: Nhận xét nào sau đây đúng nhất với điển tích, điển cố?
A. Điển tích, điển cố thường là những câu dài, với tác dụng để làm phong phú nội dung biểu đạt.
B. Thường được sử dụng để giúp tác phẩm thêm bác học, triết lý.
C. Chỉ gói gọn trong một vài từ, nhưng vẫn có thể biểu đạt một nội dung phong phú, dẫn đến tính chất của điển cố là gợi mở và kích thích sự liên tưởng của độc giả.
D. Giúp đọc giả hiểu hơn chủ đề mà tác giả muốn đề cập đến.
Câu 15: Điển tích, điển cố thường được sử dụng trong giai đoạn văn học nào?
A. Văn học hiện đại.
B. Văn học hậu hiện đại.
C. Văn học kháng chiến.
D. Văn học trung đại.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................