Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 05
Câu 1: Các sáng tác của Lộng Chương bao gồm những thể loại nào?
A. Kịch thơ, hài kịch, thơ, văn xuôi.
B. Tuồng, chèo, thơ, tiểu thuyết.
C. Kịch thơ, hài kịch, chèo, tuồng.
D. Phê bình văn học, tiểu luận, tiểu thuyết, kịch.
Câu 2: Phong cách sáng tác của Gogol là gì?
A. Lối viết châm biếm sắc bén, sử dụng các yếu tố kỳ ảo và cường điệu để tạo nên những tác phẩm đầy tính hiện thực phê phán.
B. Lối viết ca tụng và khen ngợi xã hội
C. Lối viết đầy trữ tình và sử dụng nhân vật trữ tình nêu lên những góc khuất tâm trạng
D. Khai thác những mâu thuẫn thường nhật, hằng ngày.
Câu 3: Vở hài kịch của Gogol được xây dựng trên môtip gì?
A. môtip quan liêu
B. môtip “nhận nhầm” quan thanh tra.
C. môtip “nhận nhầm” nhà văn
D. môtip “nhận nhầm” thị trưởng
Câu 4: Đọc vở kịch “Quan thanh tra” và cho biết thân phận của Khlestakov?
A. Khlestakov là một công chức bàn giấy thuộc nấc thứ 14, nấc thấp nhất của bậc thang công chức.
B. Khlestakov là một công chức bàn giấy thuộc nấc thứ 14, cao nhất của bậc thang công chức.
C. Khlestakov là một quan thanh tra thuộc nấc thứ 14, nấc thấp nhất của bậc thang công chức.
D. Khlestakov là một công chức bàn giấy thuộc nấc thứ 24, nấc thấp nhất của bậc thang công chức.
Câu 6: Khlestakov mang trong mình đặc điểm phổ biến của hầu hết các nhân vật trong “Quan thanh tra”, đó là đặc điểm gì?
A. Mong muốn được kết thân với những kẻ quyền lực
B. Khao khát được nâng bậc hàng mà trở thành người có ích cho xã hội
C. Lòng mong muốn lẩn tránh con người đáng khinh của mình trong thực tại và khát vọng thể hiện mình một cách bệnh hoạn bằng sự thoát ly vào thế giới ảo tưởng tầm thường mang tính vật chất
D. Khát khao một vị trí quyền lực và thống trị toàn thể dân Nga dưới chân
Câu 7: Tìm điển tích, điển cố trong đoạn thơ sau:
Tình cờ bắt gặp nàng đây,
Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần.
Để mà kết nghĩa tương thân,
Mai ngày chỉ Tấn, tơ Tần se duyên
(Ca dao)
A. Kết nghĩa tương thân.
B. Tơ Tần se duyên.
C. Chỉ Tấn, tơ Tần.
D. Tình cờ bắt gặp nàng đây.
Câu 8: Giải thích điển cố được in đậm trong câu thơ dưới đây:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
A. Bể dâu là một biến thể của điển cố nguyên gốc “thương hải tang điền”, chỉ sự thay đổi của cuộc đời. Điển này được mượn từ sách Liệt tiên truyện.
B. Bể dâu là một hồ nước, xung quanh trồng rất nhiều cây dâu, chỉ sự trôi nổi, lênh đênh.
C. Bể dâu là một biến thể của điển cố nguyên gốc “thương hải tang điền”, chỉ sự mới mẻ, thay đổi của thiên nhiên, đất trời.
D. Bể dâu chỉ sự lận đận, vất vả khi phải thay đổi môi trường sống của con người.
Câu 9: Đoạn trích Hải Khẩu linh từ trích từ tập nào?
A. Truyện kì mạn lục
B. Truyện kì tân phả
C. Chinh phụ ngâm khúc
D. Truyện truyền kì
Câu 10: Trong tác phẩm “Hải khẩu linh từ”, nhân vật Bích Châu sống dưới thời vua nào?
A. Vua Lê Thánh Tông
B. Quảng Lợi vương
C. Vua Dụê Tông
D. Vua Trần Nhân Tông
Câu 11: Nhân vật chính trong lớp kịch Quẫn là ai?
A. Vợ chồng Đại Cát
B. U Trinh
C. Thúy Trinh và Hùng
D. Bà cụ cố
Câu 12: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:
Còn chi nữa cánh hoa tàn
Tơ lòng đã đứt, dây đàn Tiểu Lân.
A. Cánh hoa tàn.
B. Dây đàn Tiểu Lân.
C. Tơ lòng đã đứt.
D. Tơ lòng đã đứt, dây đàn Tiểu Lân.
Câu 13: Ai là tác giả của đoạn trích Nhân vật quan trọng?
A. Puskin
B. Gô-gôn
C. Lép tôn-xtôi
D. William Shakespeare
Câu 14: Nội dung chính của đoạn trích Nhân vật quan trọng là gì?
A. Thể hiện sự thối nát của xã hội đồng thời đả kích tât cả những gì tệ hại nhất của nước Nga.
B. Thể hiện sự tốt đẹp của xã hội Nga bấy giờ.
C. Bức tranh xã hội cũ với ngổn ngang những sự rối ren và thối nát.
D. Sự run sợ của những kẻ cấp dưới với những nhân vật tai to mặt lớn như Khơ-lét-xta-cốp.
Câu 15: Nhân vật chính trong lớp kịch Nhân vật quan trọng là ai?
A. Khơ-lét-xta-cốp
B. Thị trưởng
C. An-na An-đrê-ép-na
D. Thiên bút kì tích
Câu 16: ............................................
............................................
............................................