Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Trong Parana, tác giả lần đầu tiếp xúc với người Anh điêng trong hoàn cảnh nào?
A. Trong chuyến du lịch gần sông Rio Tibagy
B. Trong chuyến kiểm tra cùng trưởng chi nhánh cơ quan bảo vệ người Anh điêng
C. Trong chuyến đi khảo sát văn hóa vùng Nam Brazil
D. Trong chuyến thám hiểm khu vực Tây Nam Brazil
Câu 2: Trong Parana, Vào thời kỳ phát hiện xứ sở này, khu vực nam Brazil là nơi trú ngụ của những nhóm người nào?
A. Tộc Giê (Ge)
B. Tộc Mã Lai (Malai)
C. Tộc Hơ Mông
D. Tộc Xoáy
Câu 3: Trong Parana, Những đồ vật hiện đại nào được người Anh điêng tiếp nhận từ nền văn minh?
A. Quần áo Brazil, rìu, dao, kim khâu
B. Quần áo Âu Mỹ, kiếm, mũ, đồng hồ
C. Đĩa sắt, chày mài nhẵn, rìu gỗ
D. Đồ điện tử, máy ảnh, xe đạp
Câu 4: Trong Parana, Người Anh điêng ở khu vực nam Brazil đã giữ lại những đặc điểm văn hóa nào của họ?
A. Tục nhuộm răng và cưa răng, kỹ thuật truyền thống trong săn bắn
B. Tục trang điểm và làm tóc dài, kỹ thuật nuôi trồng
C. Kỹ thuật mộc và thủ công truyền thống, lễ hội tôn thờ thần linh
D. Tục ăn chay, nghệ thuật hát múa
Câu 5: Trong Parana, Tại sao tác giả lại thất vọng khi tiếp xúc với người Anh điêng ở Ti-ba-gi?
A. Vì họ không có khả năng giao tiếp với tác giả
B. Vì họ đã thay đổi văn hóa truyền thống quá nhiều
C. Vì họ đã chịu ảnh hưởng của nền văn minh hiện đại
D. Vì họ không tiếp nhận những đồ vật hiện đại
Câu 6: Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập vào năm nào và ở đâu?
A. 1900 tại Sài Gòn
B. 1907 tại Hà Nội
C. 1910 tại Huế
D. 1915 tại Nam Định
Câu 7: Điểm nổi bật trong tôn chỉ giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục là gì?
A. Đề cao học từ chương và áp dụng lý thuyết
B. Chú trọng giáo dục khai phóng, khuyến khích thực học và tư duy phản biện
C. Tập trung vào giáo dục tôn sư trọng đạo
D. Khuyến khích học tập ngữ pháp và văn phạm tiếng Pháp
Câu 8: Những ngôn ngữ nào được giảng dạy tại Đông Kinh Nghĩa Thục?
A. Quốc văn, Hán văn, Pháp văn
B. Quốc ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ
C. Quốc ngữ, Hán ngữ, Nhật ngữ
D. Quốc ngữ, Hán văn, Nga văn
Câu 9: Vì sao Đông Kinh Nghĩa Thục bị chính quyền thực dân Pháp đóng cửa?
A. Vì nhà trường không đạt yêu cầu về giáo dục
B. Vì chính quyền lo ngại nhà trường đào tạo ra những người yêu nước
C. Vì học phí quá cao
D. Vì các giáo viên không đủ năng lực
Câu 10: Trong “Giáo dục khai phòng ở Việt Nam nhìn từ Đông kinh nghĩa thục”, Giám học Nguyễn Quyền đóng vai trò gì trong Đông Kinh Nghĩa Thục?
A. Xây dựng chương trình giảng dạy và giảng dạy ngôn ngữ Pháp, Hán, Việt
B. Quản lý tài chính và hành chính của nhà trường
C. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh
D. Thực hiện các cải cách về cơ sở vật chất của nhà trường
Câu 11: Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
A. Quyền bảo vệ các tài sản vật chất của con người
B. Quyền bảo vệ các sáng tạo trí tuệ của con người
C. Quyền sở hữu tài sản của các tổ chức
D. Quyền sử dụng các sản phẩm công nghệ
Câu 12: Lý do Xuân Diệu sử dụng hình ảnh "tắt nắng" và "buộc gió" trong bài thơ "Vội vàng" là gì?
A. Để thể hiện sự khao khát kiểm soát thiên nhiên
B. Để nhấn mạnh rằng thời gian và sự sống luôn trôi đi nhanh chóng
C. Để khắc họa cảnh vật mùa xuân mãi mãi không thay đổi
D. Để nói lên sự bất lực trong việc ngừng trôi chảy của thời gian
Câu 13: Trong “Đời muối”, muối được sử dụng như tiền tệ trong quá khứ. Điều này phản ánh điều gì về xã hội lúc bấy giờ?
A. Muối là sản phẩm khó kiếm
B. Giá trị của muối là đồng nhất trong mọi nền văn hóa
C. Muối là tài sản quan trọng có thể trao đổi trong thương mại
D. Muối chỉ có giá trị trong việc bảo quản thực phẩm
Câu 14: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt”, Tại sao Hồn Trương Ba quyết định từ chối sống trong thân xác cu Tị?
A. Vì ông không muốn sống giả tạo, vay mượn
B. Vì cu Tị quá nhỏ và yếu
C. Vì cu Tị không có gia đình
D. Vì ông không muốn sống trong thân xác trẻ con
Câu 15: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt”, Ý nghĩa của việc Hồn Trương Ba chết cuối cùng trong vở kịch là gì?
A. Ông chấp nhận cái chết để cứu sống cu Tị
B. Ông không thể sống trong một thân xác không phải của mình
C. Ông tìm được sự bình yên sau những khổ đau
D. Ông muốn sống trong thân xác cũ
Câu 16: ............................................
............................................
............................................