Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 02:

Câu 1: Trong Parana, Tác giả miêu tả sự pha trộn giữa đồ vật hiện đại và truyền thống của người Anh điêng như thế nào?
A. Sự kết hợp giữa sự tối giản và tính hiện đại
B. Đồ vật hiện đại được ưu tiên, đồ vật truyền thống dần bị lãng quên
C. Đồ vật hiện đại được kết hợp hài hòa với đồ vật truyền thống trong đời sống
D. Người Anh điêng không tiếp nhận đồ vật hiện đại

Câu 2: Trong Parana, Tại sao những ý đồ đưa người Anh điêng vào đời sống hiện đại lại thất bại?
A. Vì họ không thích nghi với phương pháp giáo dục mới
B. Vì họ không có nhu cầu sử dụng các đồ vật hiện đại
C. Vì họ vẫn giữ lối sống du cư và sử dụng các kỹ thuật truyền thống
D. Vì họ không hiểu các đồ vật hiện đại

Câu 3: Trong Parana, Tác giả nhận xét gì về nền văn hóa của người Anh điêng sau khi tiếp xúc với họ?
A. Nền văn hóa của họ không có sự thay đổi gì
B. Nền văn hóa của họ vẫn hoàn toàn nguyên vẹn
C. Nền văn hóa của họ là một tổng thể độc đáo, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
D. Nền văn hóa của họ bị mai một hoàn toàn

Câu 4: Tại sao Đông Kinh Nghĩa Thục được xem là một cột mốc quan trọng trong lịch sử giáo dục Việt Nam?
A. Vì là trường đầu tiên dạy các môn học ngoại ngữ
B. Vì trường phát triển nền giáo dục thực học, khai phóng và hướng tới độc lập dân tộc
C. Vì trường áp dụng mô hình giáo dục hiện đại từ phương Tây
D. Vì trường chú trọng vào việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên

Câu 5: Mô hình giáo dục của Nhật Bản có ảnh hưởng gì đến Đông Kinh Nghĩa Thục?
A. Chú trọng vào việc dạy các môn văn hóa truyền thống
B. Khuyến khích phát triển thực học, dân trí và tinh thần dân chủ
C. Tập trung vào việc học lý thuyết và công thức toán học
D. Đề cao giáo dục đạo đức và lễ nghĩa

Câu 6: Tinh thần khai phóng tại Đông Kinh Nghĩa Thục có ý nghĩa gì đối với người học và xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20?
A. Giúp người học cải thiện đời sống vật chất
B. Rèn luyện tư duy phản biện, sáng tạo, và cải cách xã hội
C. Giúp người học chuyên sâu về các môn khoa học tự nhiên
D. Chú trọng vào việc giảng dạy các kỹ năng nghề nghiệp

Câu 7: Tác giả Nguyễn Nam nghiên cứu những lĩnh vực nào?
A. Lịch sử tư tưởng, văn chương và điện ảnh Đông Á
B. Văn học cổ điển Việt Nam và Pháp
C. Chính trị và lịch sử Việt Nam
D. Lịch sử nghệ thuật phương Tây

Câu 8: Trong “Giáo dục khai phòng ở Việt Nam nhìn từ Đông kinh nghĩa thục”, Giám học Nguyễn Quyền có vai trò gì trong việc phát triển giáo dục tại Đông Kinh Nghĩa Thục?
A. Tạo ra các chương trình đào tạo chuyên môn về kỹ thuật
B. Dạy các ngôn ngữ và khuyến khích tư duy tự do, cởi mở
C. Phát triển các chương trình nghiên cứu về văn học
D. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa và thể thao

Câu 9: Tại sao Đông Kinh Nghĩa Thục không thể tồn tại lâu dài?
A. Vì học phí quá cao
B. Vì chính quyền thực dân Pháp không cho phép hoạt động
C. Vì thiếu giáo viên giỏi
D. Vì học sinh không đủ quan tâm đến các môn học

Câu 10: Tôn chỉ giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục nhằm mục đích gì?
A. Đào tạo các nhân tài cho chính quyền thực dân
B. Phát triển tư duy sáng tạo và chuẩn bị cho xã hội tiến bộ
C. Dạy các kỹ năng nghề nghiệp
D. Cung cấp giáo dục truyền thống cho học sinh

Câu 11: Các loại hình chính của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm?
A. Chỉ dẫn địa lý, tài sản cá nhân, sáng chế
B. Bản quyền, sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
C. Bản quyền, sáng chế, phần mềm, sản phẩm
D. Chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tài sản
Câu 12: Trong “Đời muối”, việc thuần hóa động vật là một bước tiến lớn trong nền nông nghiệp. Điều này bắt đầu từ khi nào?

A. 4000 trước Công nguyên

B. 5000 trước Công nguyên

C. 8000 trước Công nguyên

D. 10000 trước Công nguyên

Câu 13: Câu nói "Chúng thật sự đánh bại ông" trong tác phẩm "Ông già và biển cả" thể hiện điều gì?

A. Sự thất bại của ông lão trong việc bắt được con cá

B. Sự bất lực của ông trong việc bảo vệ thành quả của mình

C. Ông lão bị chiến thắng bởi chính thiên nhiên

D. Ông lão không chịu từ bỏ

Câu 14: Đôi bàn tay của ông lão trong tác phẩm "Ông già và biển cả" có ý nghĩa gì?

A. Là biểu tượng của sức mạnh và sự kiên cường

B. Là dấu hiệu của sự già yếu và thất bại

C. Là biểu tượng của sự khổ cực, đau đớn và hy sinh

D. Là hình ảnh thể hiện sự vô cảm, lạnh lùng của ông lão

Câu 15: "Cháu sẽ mang vận may của cháu theo" là câu nói của ai trong tác phẩm?

A. Ông lão

B. Thằng bé

C. Con cá

D. Cá mập

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay