Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2 

ĐỀ SỐ 01:

Câu 1: Để trình bày ngắn gọn nội dung chính của một văn bản, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu,… người ta thường sử dụng thao tác gì?

A. Chứng minh

B. Phân tích

C. So sánh

D. Tóm tắt

Câu 2: Theo văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa, trong khoảng từ thế kỉ X – XVIII, nghề săn voi và thuần dưỡng voi đặc biệt phát triển ở vùng nào?

A. Mnông Bu-dâng và Mnông Preh

B. Phnôm Pênh và Bắt-đom-boong

C. Kom-pông Chàm và Xi-ha-núc Vin

D. Xiêm Rệp và Phnôm Pênh

Câu 3: Đâu không phải là sáng tác của Thép Mới?

A. Trách nhiệm

B. Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin

C. Cây tre Việt Nam

D. Thép đã tôi thế đấy

Câu 4: Nhân vật dì Bảy trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà có hoàn cảnh như thế nào?

A. Mới lấy nhau được 1 tháng, dượng Bảy phải ra Bắc tập kết rồi hi sinh

B. Mới lấy nhau được 1 tháng, dượng Bảy đã phải ra Bắc tập kết

C. Dượng Bảy bỏ nhà ra đi

D. Dượng Bảy đi làm ăn xa

Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu:

Cũng có khi người viết lần lượt trình bày về từng bộ phận của đối tượng muốn nói đến trước khi đưa ra một thông tin hay … nhìn nhận thông tin mang tính bao trùm. 

A. Ý kiến

B. Cách nhìn

C. Quan điểm

D. Phương diện

Câu 6: Dòng nào sau đây định nghĩa đúng về tùy bút?

A. Là một thể thuộc loại hình kí, dùng để ghi chép những gì mà người khác quan sát và suy ngẫm về cuộc sống và con người xung quanh.

B. Là một thể thuộc truyện ngắn, dùng để ghi chép những gì mà người khác quan sát và suy ngẫm về cuộc sống và con người xung quanh.

C. Là một thể thuộc văn nghị luận, dùng để ghi chép những gì mà người khác quan sát và suy ngẫm về cuộc sống và con người xung quanh.

D. Là một thể thuộc tiểu thuyết, dùng để ghi chép những gì mà người khác quan sát và suy ngẫm về cuộc sống và con người xung quanh.

Câu 7: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “tiền” trong từ “tiền đạo”?

A. Tiền đồ

B. Tiền tài

C. Tiền nhân

D. Tiền tuyến

Câu 8: Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện gì?

A. Cảm xúc, tâm trạng nhớ nhà của nhân vật “tôi” khi nghe thấy âm thanh tiếng ru của người xứ Bắc.

B. Sự thân thuộc của quê hương hiện lên qua tiếng hát ru.

C. Vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước hiện lên qua tiếng hát ru.

D. Tiếng hát ru gợi lên những ký ức tuổi thơ và tình cảm gia đình.

Câu 9: Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ giới thiệu những loại phương tiện nào?

A. Ghe, xuồng

B. Tàu, xuồng

C. Ca nô, ghe

D. Thuyền, ca nô

Câu 10: Theo văn bản Tổng kiểm soát phương tiện giao thông, con số in đậm 27 293 cho biết thông tin gì?

A. Về số phương tiện bị tước giấy phép lái xe

B. Về số phương tiện bị tạm giữ

C. Về số phương tiện vi phạm tốc độ

D. Về số phương tiện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Câu 11: Dòng nào sau đây nêu đúng định nghĩa cước chú?

A. Là lời giải thích ở chân trang về những từ ngữ, kí hiệu hoặc xuất xứ của trích dẫn,… trong văn bản có thể chưa rõ với người đọc

B. Là lời giải thích ở đầu trang về những từ ngữ, kí hiệu hoặc xuất xứ của trích dẫn,… trong văn bản có thể chưa rõ với người đọc

C. Là hình ảnh minh họa trong văn bản nhằm mô tả cho vấn đề được nói tới trong văn bản.

D. Là phần chú thích giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung văn bản.

Câu 12: Trong bài đọc Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa, trong khoảng thế kỉ X – XVIII, những tộc người nào đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền để vận chuyển, lưu thông trên sông suối lớn?

A. Người Kháng, người La Ha, người Mảng

B. Người Kinh, người Tàu, người Mỹ

C. Người Dao, người Mông, người Tày

D. Không có dân tộc nào có năng lực để làm thuyền ở thời đó cả.

Câu 13: Đâu không phải là một bước trong cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt?

A. Khi gặp một từ có các yếu tố Hán Việt thông dụng, trước hết, có thể tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét.

B. Tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.

C. Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

D. Liệt kê những yếu tố đã biết vào một cuốn sổ nhỏ để ta có thể tra cứu bất cứ lúc nào cần thiết.

Câu 14: Hình ảnh cây tre trong bài tuỳ bút Cây tre Việt Nam tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam?

A. Kiên định, sắt đá, bền gan, bền chí

B. Anh dũng, cần cù, bền bỉ, thuỷ chung, sống có tình có nghĩa,…

C. Sợ sệt, hèn nhát, không yêu nước

D. Độc ác, tàn bạo, hung dữ.

Câu 15: Theo văn bản “Trưa tha hương”, câu nào sau đây không đúng về lời hát ru của người Việt ở Bắc Bộ?

A. Lời ca trong hát ru của người Việt ở Bắc Bộ thường sử dụng ca dao với những thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

B. Lời ca thường mang hình ảnh cụ thể, có tính văn học, nhưng không phải bất kì một câu lục bát nào cũng có thể đưa vào hát ru.

C. Ca dao chính là phần lời mang đầy ý nghĩa nhân văn, khi đưa vào hát ru, người hát và trẻ thường dễ nhớ.

D. Trong lời ca của hát ru luôn luôn có sự liên kết giữa hai thành tố: câu ru và tiếng khái quát.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay